Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là các chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì nó gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán đúng, đủ, hợp lý, chính xác chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm từ đó kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh ở DN nói chung và các tổ đội sản xuất nói riêng.
2.3.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: bao gồm chi phí NVLTT (TK 621), chi phí NCTT (TK 622), chi phí SXC (TK 627).
Chứng từ gồm có : Phiếu báo nhập kho thành phẩm,Biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang ,Bảng phân bổ TK621, TK622, TK627, Các hóa đơn chứng từ hợp lệ khác
Chi phí NVLTT: sắt, thép, nhôm, phôi nhôm, phôi gang, dây Inox…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về các loại nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ... dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua bán thành phẩm để gia công, lắp ráp thêm thì cũng được hạch
toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp. Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (sản phẩm bếp xuất khẩu, khung máy may…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là định mức tiêu hao, hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm...
VD1-a : Trong tháng công ty sản xuất bếp xuất khẩu theo đơn đặt hàng, tập hợp Chi phí NVLTT phát sinh, kế toán kiểm tra tính chính xác của chứng từ phát sinh, kế toán
định khoản:
Nợ TK 621: Có TK 152:
- Chi phí NCTT: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương
Phương pháp kế toán:
Căn cứ vào bảng lương, bảng phân bổ tiền để hạch toán như sau: Nợ TK 622:
Có TK 334:
- Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý cho hoạt
động ở phân xưởng, xí nghiệp như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phương pháp kế toán:
Căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ thanh toán, bảng phân bổ lương để hạch toán như sau:
Nợ TK 627:
Có TK liên quan:
* Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng TK 154 “chi phí SXKD dở dang” để tập hợp chi phí TK 154 được mở chi tiết cho từng thành phẩm. Cuối kỳ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đã tập hợp trên các sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627 sẽ được kết chuyển sang TK 154.
Phương pháp kế toán:
Số liệu phần tập hợp chi phí sản xuất, cuối kỳ kết chuyển các chi phí 621, 622, 627 vào TK 154 để phục vụ tính giá thành, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 154: 4.562.963.110 đồng
Có TK 621: 3.828.342.261 đồng Có TK 622: 410.944.309 đồng Có TK 627: 323.676.540 đồng * Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và được xuất dùng phần lớn ngay từ công đoạn sản xuất đầu tiên nên Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác tính cả vào giá thành sản phẩm.
Công thức xác định:
Chi phí SP DDCK =
CPSX DDĐK+Chi phí NVL thực tế phát sinh trong
kỳ x Sản
lượng SP DDCK Sản lượng TP hoàn thành +Sản lượng SP DDCK
VD1-b Biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Đơn vị: Công ty tnhh một thành viên Cơ khí 17 Mẫu số 03-VT Bộ phận:… (Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC)
BIÊN BẢN KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
Tháng 10 năm 2013
Địa điểm kiểm kê : XN 2-17.
Ngày, giờ kiểm kê : 31 tháng 10 năm 2013.
Họ tên, chức vụ cán bộ kiểm kê : Nguyễn Xuân Lý - Cán bộ phụ trách kiểm kê. Ngô Mai Lan – Công nhân.
Đinh Thiết Thạch – Giám Đốc XN 2-17. Kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang : 2.675 bếp.
Số lượng sản phẩm dở dang được kiểm kê ở trên là hoàn toàn chính xác.
Ngày 31 tháng 10 năm 2013
Căn cứ vào Biên bản kiểm kê cuối tháng 10 năm 2013, phiếu nhập kho thành phẩm ta có + Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là: 450.664.200 đồng.
+ Sản phẩm hoàn thành là: 20.500 bếp xuất khẩu (Phiếu nhập kho). + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 2.675 bếp.
* Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho sản phẩm Bếp xuất khẩu tháng 10 năm 2013: 4.562.963.110 đồng. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 3.828.342.261 đồng - Chi phí nhân công trực tiếp : 410.944.309 đồng - Chi phí sản xuất chung : 323.676.540 đồng
Áp dụng công thức trên, kế toán xác định chi phí dở dang của Bếp xuất khẩu cuối tháng 10 năm 2013 là:
= 493.910.300
B. Kế toán tính giá thành sản phẩm
VD1-c: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn. Do vậy, hàng tháng để tính giá thành kế toán phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, tập hợp được các chi phí sản xuất phát sinh đưa vào sản xuất trong kỳ tạo ra sản phẩm.
Trên cơ sở đó kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm dựa trên công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = CPSX DDĐK + CPSX PSTK - CPSX DDCK
Trên cơ sở tập hợp các số liệu về Bếp xuất khẩu trong tháng 10 năm 2012, kế toán tiến hành tính giá thành sản xuất của sản phẩm:
SV: Phạm Thị Thiên Hương. CQ48/21.06 30 CPSX dở dang cuối tháng = 450.675.000+3.828.342.261 20.500 + 2.675 x 2.67
Tổng giá thành sản xuất SP Bếp XK = 450.664.20 + 4.562.963.11 - 493.910.3 0 = 4.519.717.000
• Ta có bảng tính giá thành của Bếp xuất khẩu tháng 10/2013 như sau:
T T Khoản mục SPDD đầu tháng CPSX Psinh trong tháng SPDD cuối tháng Tổng Z sản phẩm Z đơn vị 1 Chi phí NVL TT 450.664.20 3.828.342.261 493.910.30 3.785.096.16 184.639 2 Chi phí NCTT 410.944.309 410.944.309 20.046 3 Chi phí SX chung 323.676.540 323.676.540 15.789 Cộng 450.664.20 4.562.963.110 493.910.30 4.519.717.0 0 220.474 Nợ TK 155: 4.562.963.110 đồng Có TK 154: 4.562.963.110 đồng Cuối tháng lập sổ Nhật ký- chứng từ số 7; sổ Cái TK 154. 2.3.6. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2013 Tên sản phẩm: Bếp xuất khẩu
Số lượng SP hoàn thành: 20.500 cái
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT: 4.519.717.000Đ LẬP BIỂU - - - - Bút toán kết chuyển: KẾ TOÁN TRƯỞNG
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm do bộ phận sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp tiến hành, được kiểm nghiệm, đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật quy định quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất kinh doanh, ở đó diễn ra quá trình chuyển giao quyền sở hữu thành phẩm đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hoặc đươc quyền thu tiền.Như vậy, xét về mặt hành vi quá trình tiêu thụ là quá trình thoả thuận giữa người mua và người bán, còn xét về bản chất kinh tế thì tiêu thụ là quá trình chuyển giao quyền sở hữu (người bán mất quyền sở hữu nhưng thu được tiền hoặc được quyền thu tiền, ngươc lại người mua phải trả tiền nhưng được quyền sở hữu hàng hóa đó).
Công tác nhập - xuất thành phẩm:
Khi kế toán đã tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, các số liệu trong các bảng kê, sổ chi tiết, sổ nhật ký chứng từ, sổ cái... đã khớp nhau, kế toán tổng hợp biết được chi phí thực tế phát sinh đưa vào sản xuất. Từ các chứng từ, sổ cái các tài khoản, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào TK154 để tiến hành tính giá thành và nhập kho thành phẩm. Khi nhập kho thành phẩm, thủ kho phải viết Phiếu nhập kho thành phẩm theo giá thành đã tính được.
Thành phẩm nhập kho kế toán định khoản: Nợ Tk 155:
Có Tk 154: Xuất kho bán hàng:
Nợ Tk 632: Có TK 155:
Ví dụ: Phiếu nhập kho thành phẩm tháng 06 năm 2013 của Bếp xuất khẩu.
Đơn vị : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CƠ KHÍ 17
Mẫu sổ: 01-VT
QĐ số: 15/2006/QĐ - BTC
Ngày 23 tháng 03 năm 2006 của BTC PHIẾU NHẬP KHO THÀNH PHẨM
Ngày 27 tháng 06 năm 2013
Họ tên người giao hàng: Lưu Quang Hưng
Theo...số...ngày...tháng...năm ...của... Nhập tại kho: Đồng chí Đích
T T
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hóa
Mã
số ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền Theo
CT
Thực nhập
1 Bếp xuất khẩu Cái 20.500 220.474 4.519.717.000
CỘNG 20.500 4.519.717.000
Nhập, ngày 27 tháng 06 năm 2013
2.3.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:
Công thức:
Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Công thức: Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần - Giá vốn hàngbán + Chi phí BH + CP QLDN Trong đó: DT thuần = DT bán hàng - Các khoản giảm trừ DT
a. Tài khoản sử dụng
Vào cuối mỗi tháng, công ty tiến hành xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công việc này được thực hiện trên TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Trong đó:
- TK 9111 Kết quả SXKD
- TK 9112 kết quả kinh doanh nội bộ - TK 9115 kết quả kinh doanh tài chính - TK 9117 kết quả kinh doanh khác
- TK 9118 các chi phí trừ trực tiếp vào KQKD
b. Phương pháp hạch toán
* Cuối tháng: - Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng
Nợ TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK 911: kết quả kinh doanh - Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: kết quả kinh doanh Có TK 632: giá vốn hàng bán - Kết chuyển CPBH, CPQLDN Nợ TK 911: kết quả kinh doanh
Có TK 641: chi phí bán hàng
Có TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
* Kết quả tiêu thụ được kết chuyển sang TK 421 như sau: + Nếu lỗ: Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh + Nếu lãi: Nợ TK911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421: lãi chưa phân phối
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17
Qua quá trình thực tập tổng quan tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17, cùng với những kiến thức chuyên môn đã được học của bản thân., em có một số nhận xét, đánh giá về Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 như sau:
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng Tài chính kế toán. Việc vận dụng hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, phục vụ cho hoạt động doanh nghệp. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của phòng đều là những người có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một số phần hành công việc khác nhau, tạo điều kiện cho việc đi sâu tìm hiểu công việc được giao và nâng cao nghiệp vụ, phát huy hết khả năng của mình. Điều đó đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, và hợp tác hóa trong lao động.
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ để hạch toán và mang nhiều lợi nhuận như: Phù hợp với quy mô của Công ty, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao và phân công lao động của Công ty. Các bảng biểu, sổ sách kế toán được Công ty thực hiện tương đối đầy đủ, ghi chép cẩn thận rõ ràng, có hệ thống, kế toán tương đối chính xác và tuân thủ đúng chế độ kế toán do Bộ Tài Chính và Nhà nước quy định.
3.3. Ý kiến đề xuất:
- Công ty nên có phòng Marketting riêng để nghiên cứu phát triển các mặt hàng và xúc tiến cao hoạt động bán hàng.
- Cần phải đầu tư công nghệ máy móc có trọng điểm không nên đầu tư dàn trải. - Nên đi sâu vào nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng khác để có thể tận dụng các phế liệu còn sử dụng được chống lãng phí.
KẾT LUẬN
---
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang dần mở cửa hội nhập với khu vực và nền kinh tế thế giới. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần tạo nên một diện mạo mới, một nền kinh tế mới được nhiều nhà đầu tư trong nước và thế giới quan tâm. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đã tạo nên một diện mạo mới cho đất nước. Tuy nhiên, sức cạnh tranh làm không ít doanh nghiệp phải điêu đứng và đối mặt với nguy cơ phá sản. Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 - Đơn vị Anh hùng Lao động đã phát huy được phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ đưa công ty ngày càng phát triển và nâng công ty lên một vị thế mới, được nhiều khách hàng biết đến với chất lượng sản phẩm của mình. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đóng góp ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng/năm, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Báo cáo thực tập tổng hợp này được hoàn thành là nhờ sự học hỏi, tìm tòi của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo - Tiến sĩ Thái Bá Công và các Cô, Chú trong Công ty tạo điều kiện cho em tìm hiểu và thu thập thông tin viết bài.
Tuy nhiên, trong báo cáo không tránh nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn và các đồng nghiệp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí 17 để báo cáo của em được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!