Khả năng thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh (Trang 32)

2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà

2.2.Khả năng thanh toán của Công ty

Khi nghiên cứu về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động, không thể không xét đến các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Đây là các chỉ tiêu thể hiện rõ tình hình tài chính và phần nào phản ánh trình độ quản lý sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Để nghiên cứu về khả năng thanh toán của Công ty, em xin phân tích những hệ số sau: hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán ngay.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty (2007 – 2012)

(Đơn vị: 1.000 VNĐ) Năm

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(1) Tổng vốn lưu động 18,357,497 20,573,56 5 19,588,54 7 25,754,809 (2) Tiền và các khoản

tương đương tiền 2,497,236 3,018,733 1,462,328 6,100,144

(3) Các khoản phải thu

ngắn hạn 6,994,118 5,203,437 4,484,786 5,044,326

(4) Hàng tồn kho 8,866,143 12,246,595 13,627,033 14,562,216

(5) Vốn lưu động khác 89,745 104,800 14,400 48,123

(6) Nợ ngắn hạn 10,648,583 13,585,298 15,198,216 18,874,682

Khả năng thanh toán

hiện thời (1:6) 1.72 1.51 1.29 1.36

Khả năng thanh toán

nhanh [(1-4):6] 0.89 0.61 0.39 0.59

Khả năng thanh toán

ngay (2:6) 0.23 0.22 0.10 0.32

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm – Phòng tài vụ) 2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành.

Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành, công thức tính như sau:

Khả năng thanh toán hiện hành8

= Tài sản lưu động

8 Trang 41, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2008

Nợ ngắn hạn

Số liệu ở Bảng 2.6 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2012 là khá tốt. Cả bốn năm, chỉ số này đều nằm ở mức trên 1, có nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty sẽ có hơn 1 đồng tài sản lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên trong giai đoạn này, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, hệ số này nằm ở mức 1.72 lần nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 1.29 lần, năm 2012 mặc dù có tăng trở lại nhưng cũng chỉ ở mức 1.32 lần. Điều này chứng tỏ, khả năng bảo đảm các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của Công ty đang giảm. Về mặt lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán hiện hành nằm trong khoảng từ 2 – 3 lần là tốt nhất, nhưng đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như Công ty thì những con số như trên là có thể chấp nhận được.

2.2.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán hiện hành chưa thực sự phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của Công ty. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,...), đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Hàng tồn kho và các khoản chi phí trả trước không được coi là các tài sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển đổi thành tiền mặt và dễ bị lỗ nếu đem bán. Hệ số này được tính như sau:

Khả năng thanh toán nhanh9

= Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Nhìn vào số liệu về hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty ở bảng 2.6 ta thấy, trong những năm 2007, năm 2010 và năm 2012, Công ty có khả năng huy động được các tài sản có tính thanh khoản cao để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đặc biệt, năm 2007 hệ số này lên tới 0.89 lần, là mức rất 9 Trang 44, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2008

gần với mức 1 – mức lý tưởng cho hệ số này. Năm 2010 và năm 2012 nằm ở mức tương ứng là 0.61 lần và 0.59 lần. Những con số này không ở mức cao nhưng cũng chấp nhận được với đặc thù kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, năm 2011 hệ số thanh toán nhanh chỉ đạt 0.39 lần, thấp nhất trong vòng bốn năm. Thông thường, hệ số này của các doanh nghiệp dao động trong khoảng từ 0.5 – 1 lần. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến và quá hạn của Công ty trong năm này chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh trong những năm 2010 – 2012 giảm xuống so với năm 2007 là do giá trị của khoản mục hàng tồn kho luôn tăng dần qua các năm và tỷ trọng của nó rất lớn, thường xuyên chiếm hơn một nửa tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy, Công ty đang phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và xảy ra sự ứ đọng vốn ở khâu này rất lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính của Công ty.

2.2.3. Hệ số khả năng thanh toán ngay (Hệ số thanh toán tức thời).

Đây là hệ số đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt khắt khe hơn so với hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng các khoản tiền và các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao chia cho nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời10

= Tiền + ĐTTCNH

Nợ ngắn hạn

Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty không ổn định và nằm ở mức không cao do lượng tiền mà công ty nắm giữ không nhiều và lại thường xuyên biến động. Hệ số này dao động trong khoảng từ 0.10 lần đến 0.32 lần. Thông thường hệ số này ở mức xấp xỉ 0.5 lần thì được coi là tốt. Do đó, có thể thấy các khoản phải thu và đặc biệt là hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong vốn lưu động của Công ty gây khó khăn cho việc thanh toán công nợ - nhất là công nợ đến hạn vì không đủ lượng tiền, ảnh hưởng đến an ninh tài chính.

10 Trang 365, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển (chủ biên), NXB. Tài Chính, 2008.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tư vấn – Xây lắp điện Hà Tĩnh (Trang 32)