ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG VPBANK.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA VP BANK (Trang 44 - 49)

Trên cơ sở phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank, có thể đưa ra những đánh gía dựa trên tiêu chí điểm mạnh và điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng như sau:

1. Những điểm mạnh của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPBank có chuyển biến tích cực, tăng qua các năm. Nếu như trong những năm đầu, sức cạnh tranh của VPBank về cung cấp dịch vụ hết sức yếu kém thì đến giờ, VPBank đã khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường dịch vụ ngân hàng. Từ năm 2003 đến nay, dịch vụ của VPBank đã cạnh tranh được với nhiều ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng, thu hút được số lượng lớn khách hàng tham gia giao dịch kinh doanh. Dịch vụ của VPBank đã và đang khẳng định được hình ảnh và tên tuổi của mình trên thị trường.

Một số dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. VPBank đã triển khai được một số sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi về lãi suất tiết kiệm, lãi suất huy động vốn, các sản phẩm thẻ đa năng, tiện ích ứng dụng các công nghệ hiện đại. VPBank đã mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ bao gồm các công ty TNHH, CTCP, và các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân khác.

Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng được VPBank áp dụng tích cực và hiệu quả. Chất lượng dịch vụ của VPBank luôn được cải thiện, cơ cấu sản phẩm phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng…Vì thế, so với dịch vụ của các ngân hàng khác,

1 Theo vpbank.com.vn

VPBank đã và đang có thế cạnh tranh khá mạnh trên thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam.

Các dịch vụ của VPBank có xu hướng đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Đó là nỗ lực của VPBank trong quá trình phát triển hội nhập. Để giành chỗ đứng trên thị trường và chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, VPBank luôn cố gắng không ngừng gia tăng sức cạnh tranh của mình. Do đó, trong nội bộ ngân hàng cũng như trong hoạt động kinh doanh, VPBank luôn quán triệt và đề cao đạo đức kinh doanh, nguyên tắc làm việc đúng các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế và các yêu cầu của thong lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng

2. Những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh những điểm mạnh mà VPBank đã đạt được trong hoạt động canh tranh dịch vụ ngân hàng, thì còn tồn tại những điểm yếu. Đó là:

Quy mô mạng lưới còn hạn chế so với đối thủ cạnh tranh. Điều này làm cho khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng để quảng bá sản phẩm gặp nhiều khó khăn, để lỡ mất cơ hội trên thị trường. Chính vì thế sức cạnh tranh của VPBank bị kém hơn các đối thủ khác như Vietcombank, Techcombank,...

Sức cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng của VPBank trong những năm qua tăng nhưng không đều. Một số dịch vụ như Thanh toán quốc tế, Tín dụng, Huy động vốn có sức cạnh tranh tăng nhanh, trong khi đó, một số dịch vụ khác như Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ kiều hối có sức cạnh tranh tăng rất chậm.

Số lượng dịch vụ của VPBank tăng lên so với những năm trước, nhưng danh mục sản phẩm chưa thực sự phong phú, cơ cấu chưa hợp lý. Tỷ trọng của dịch vụ Tín dụng và Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ chiếm rất lớn trong danh mục sản phẩm dịch vụ của VPBank, trong khi đó 1 số dịch vụ khác có tỷ trọng nhỏ bé. Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng của các sản phẩm, dịch vụ đó, vì thế chưa tăng được doanh thu từ những sản phẩm dịch vụ

này. Đồng thời cơ cấu khách hàng cũng không thực sự hợp lý, khách hàng của VPBank mới chủ yếu là các doanh nghiệp cần vay vốn nhỏ lẻ. Vì thế mà đã bỏ ngỏ bộ phận khách hàng còn lại, chưa tập trung vào khai thác nguồn lợi từ bộ phận này. Mặt khác, nếu so sánh với các ngân hàng khác như ACB, Seabank,… thì cơ cấu dịch vụ chưa thật sự có tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này còn có tính hỗ trợ, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng cao hơn VPBank.

Chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Mặc dù VPBank tăng cường cải thiện chất lượng dịch vụ qua các năm, song vẫn dừng lại ở mức độ nào đó. Nhu cầu khách hang ngày càng phong phú, trong khi chất lượng dịch vụ của các ngân hàng ngày càng cao, có nhiều tính năng, tiện ích mới. Vì thế mà sức cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPBank còn yếu hơn so với các đối thủ khác.

3. Nguyên nhân của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Những tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để có thể phát triển mạnh hơn nữa, việc xem xét những nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọng. Việc tiếp cận các nguyên nhân ấy theo nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3.1 Nguyên nhân khách quan của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Về phía Nhà nước: Do cơ chế luật pháp chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,chưa tạo ra cơ chế hoạt động cho các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Hiện nay, Quốc hội vẫn chưa xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế, khi có những tranh chấp xảy ra thì các bên cũng như trọng tài, tòa án đều lúng túng trong việc xét xử.

Thị trường tài chính và tiền tệ chưa phát triển đồng bộ. Thị trường này có sự cách biệt lớn về trình độ phát triển giữa các nước phát triển và các nước

đang phát triển. Trên Việt Nam, thị trường này cũng chưa có sự đồng bộ giữa miền Bắc – Trung – Nam. Điều này làm cho các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng đều gặp khó khăn và hạn chế khi quyết định mức lãi suất cạnh tranh, chính sách giá cả cạnh tranh cho các loại sản phẩm. Ngay trên chính những thị trường này cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn về tỷ giá hối đoái hay những yếu tố khác tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại cho VPBank.

Cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng, không chi có giữa các ngân hàng thương mại và còn giữa VPBank với các ngân hàng quốc doanh, với các ngân hàng nước ngoài.Thậm chí, cạnh tranh giữa VPBank với các tổ chức có hoạt động ngân hàng như công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, phát triển, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm. Cạnh tranh gay gắt làm VPBank đối mặt với nguy cơ mất đi khách hàng, do họ đến với những ngân hàng khác có mức ưu đãi tốt hơn, và đặc biệt có thể bị giảm thị phần do bị ngân hàng khác chiếm mất.

Giữa các ngân hàng chưa có sự hợp tác và liên kết. Hợp tác và liên kết sẽ tạo điều kiện cùng có lợi cho các ngân hàng, nhất là khi rủi ro xảy ra, việc thiếu vốn giữa các ngân hàng có thể bù đắp, hoặc có sự hỗ trợ lẫn nhau để tung ra sản phẩm có trị giá lớn,…. Nhưng trên thực tế, VPBank cũng chưa coi trọng sự hợp tác này. Vì thế còn bị hạn chế trong công nghệ, vốn,…gây hạn chế trong việc cung ứng các sản phẩm của mình cũng như trong hoạt động kinh doanh. Do đó, khi có những rủi ro trên thị trường tài chính, VPBank cũng như các ngân hàng nói chung đều rơi vào trạng thái tự mình phải trang trải và rủi ro thường là lớn.

Khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, thói quen nói chung của khách hàng Việt Nam hiện nay vẫn là thanh toán phần lớn bằng tiền mặt. Việc sử dụng các dịch vụ ngân hang chưa nhiều, hoặc chỉ hạn chế ở một bộ phận nhỏ trong dân cư. Điều này hạn chế khả năng phát triển của ngân hàng, khi mà

những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cung cấp đều thông qua chuyển khoản, thấu chi, và đặc biệt là thanh toán bằng thẻ.

3.2 Nguyên nhân chủ quan của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Do các chi nhánh chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dài hạn cũng như kế hoạch phát triển dịch vụ rõ ràng, cụ thể. Chính vì thế, hoạt động tại 1 số chi nhánh không đem lại kết quả kinh doanh tốt. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các chi nhánh đôi khi chưa nhất quán, chưa vận hành thống nhất, gây ra tình trạng bất cập khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Công nghệ của VPBank được quan tâm chú trọng, tuy nhiên so với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nội địa và quốc tế, công nghệ này chỉ ở mức khiêm tốn Do việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, nhất là những công nghệ mới, khả năng thích ứng chưa thật nhanh nhạy, vì thế chưa khai thác được tối ưu những tiện ích mà nó mang lại.

Trình độ, năng lực của các cán bộ và nhân viên chưa thực sự đồng đều. Trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại còn thấp. Năng lực quản lý và lãnh đạo không theo kịp với sự phát triển về qui mô. Vì thế, khi tiến hành các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng sẽ làm cho thời gian giao dịch diễn ra lâu, mất chi phí đi lại và thủ tục đôi khi còn mang tính hành chính, khả năng tư vấn cho khách hàng và giải quyết vấn đề chưa linh hoạt.

Mạng lưới hoạt động của VPBank bố trí chưa thực sự phù hợp. Mạng lưới của VPBank trải khắp, nhưng phân bố thì có nơi quá tập trung, trong khi có những nơi quá phân tán. Chính vì thế, chưa tận dụng được tối đa tiềm năng của các địa điểm, và khai thác hiệu quả của mạng lưới hoạt động để gia tăng sức cạnh tranh cho việc cung ứng dịch vụ của VPBank.

Tóm lại, chương II đã cung cấp những tài liệu tổng quan về thực trạng sức cạnh tranh của VPBank. Từ việc nghiên cứu thực trạng đó, chương II đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động cạnh tranh của VPBank và tìm hiểu các nguyên nhân của những điểm yếu đó, làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của VPBank trong chương III.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA VP BANK (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w