Ảnh màu và khung video

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu các phương pháp tách văn bản nhúng trong ảnh (Trang 40)

XÁC ĐỊNH VÙNG CHỨA CHỮ TRONG ẢNH THÔNG THƯỜNG VÀ ẢNH VIDEO

3.4.3 Ảnh màu và khung video

Ảnh màu hoặc khung video là ảnh 24 bit, có nghĩa là giá trị của U có thể lên đến 16M. Để trích chỉ một số lượng nhỏ tiền cảnh khỏi ảnh màu đầy đủ với giả định rằng màu text khác với màu nền thì tác giả thực hiện (i) giảm bit cho dải màu RGB và (ii) lượng tử hoá màu. Ảnh màu 24 bit có 3 ảnh 8 bit màu đỏ, xanh lục và xanh da trời. Đối với nhiệm vụ xác định vùng chứa chữ, đơn giản tác giả sử dụng 2 bit lớn nhất cho mỗi ảnh dải, điều này có hiệu quả giống như thay đổi tỷ lệ màu. Do đó, ảnh màu 24 bit được giảm thành ảnh màu 6 bit và giá trị Ù giảm từ 16M xuống 64. Hình 3.11(b) thể hiện kết quả giảm bit đối với ảnh đầu vào trong hình 3.11 (a) trong đó chỉ hai bit lớn nhất được giữ lại từ mỗi dải màu. Những nguyên mẫu màu được giữ lại được minh hoạ trong hình 3.12 (a). Trong ảnh đã giảm bit, text có thể xuất hiện vài màu hy vọng rằng chúng gần với khoảng màu. Cho nên, lược đồ lượng tử hoá màu hoặc thuật toán nhóm được sử dụng để tạo ra một lượng nhỏ nguyên mẫu màu có ý nghĩa. Do tác giả thực hiện lượng tử hoá màu trong khoảng màu 6 bit, nên giảm đáng kể giá thành tính toán.

Tác giả sử dụng phương pháp nhóm liên kết đơn nổi tiếng [23] dể lượng tử hoá khoảng màu. Tính không giống nhau giữa 2 màu Ci = (Ri, Gi, Bi) và Cj = (Rj, Gj, Bj) được xác định bằng

Hình 3.12: Các nguyên mẫu màu: (a) sau khi giảm bit; (b) sau khi lượng tử hoá màu

Tác giả xây dựng một ma trận xấp xỉ 64 x 64 và tại mỗi giai đoạn của thuật toán nhóm, 2 màu có giá trị xấp xỉ nhỏ nhất được hợp nhất với nhau và 2 màu hợp nhất này được thay thế bằng một màu có giá trị cao hơn trong biểu đồ. Thuật toán nhóm / lượng tử hoá màu kết thúc khi số lượng màu đạt đến giá trị được quyết định trước 2 hoặc giá trị nhỏ nhất trong ma trận xấp xỉ lớn hơn 1. Kết quả lượng tử hoá màu cho ảnh sau khi giảm bit (Hình 3.11 (b)) đươc mô tả trong hình 3.11 (c); 4 nguyên mẫu màu được minh hoạ trong hình 3.12 (b). Sử dụng phương pháp tương tự như đối với ảnh màu giả (pseudo-color), tác giả tạo ra ảnh tiền cảnh thật và ảnh tiền cảnh bổ sung nền cho ảnh được lượng tử hoá màu. Ảnh trong hình 3.11 (c) được phân thành 5 ảnh tiền cảnh trong hình 3.11 (d) – (h).

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu các phương pháp tách văn bản nhúng trong ảnh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w