Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy (Trang 66)

Từ thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy 2008-2010, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số chỉ tiêu tài chính cần được bổ sung để cho kết quả phân tích tài chính đánh giá xác thực hơn tình tài chính của công ty cũng như đưa ra dự báo trong tương lại chính xác hơn.

3.2.4.1 Bổ sung một số chỉ tiêu tài chính chưa phân tích

Ngoài những chỉ tiêu đã được tính toán và phân tích Công ty cần phải phân tích thêm một số tỷ số tài chính nhằm làm rõ hơn tình hình tài chính của công ty, bao gồm:

Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Bảng 3.1: Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản Triệu đồng 172.672 164.869 164.152

Nợ phải trả Triệu đồng 162.886 154.640 156.322

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 9.786 10.229 7.830

Lãi vay phải trả Triệu đồng 351 541 383

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 390 374 298

Hệ số nợ tổng tài sản % 94 94 95

Hệ số nợ vốn chủ sở hữu Lần 16,64 15,12 19,96

Hệ số khả năng thanh toánh lãi vay Lần 2,11 1,96 1,78

(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh 2008 – 2010 của Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy)

Bảng 3.1 cho ta thấy, hệ số nợ tổng tài sản của công ty năm 2008 là 94%, năm 2009 là 94%, năm 2010 tăng lên một chút là 95%. Như vậy, tài sản của Công ty hầu hết tài được tài trợ từ nguồn đi vay. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu hay còn gọi là hệ số đòn bẩy tài chính 2008 cho thấy nợ phải trả gấp 16,64 lần vốn chủ sở hữu, Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay nợ. So với hệ số trung bình ngành là 3lần tỷ số này lớn hơn rất nhiều. Khả năng tự chủ tài chính của Công ty kém, dễ có khả năng bị mất thanh khoản và bị phá sản. Hệ số đòn bẩy năm 2009 giảm chút ít là 15,12 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2010 là 19,96. Trước tình hình này, Công ty cần phải sát sao hơn nữa trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

Hệ số khả năng thanh toán lãi năm 2008 là cao nhất 2,11 lần, 2009 thứ 2 là 1,96 lần, năm 2010 là 1,78 lần, các hệ số này đều lớn hơn một Công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi.

Bảng 3.2: Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 324 310 500

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0,74 0,61 0,58

Vòng quay vốn lưu động Vòng 0,23 0,24 0,21

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Vòng 1,90 0,99 0,80

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Vòng 0,20 0,13 0,17

(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh 2008 – 2010 của Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy)

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày được tính theo khoản phải thu chia cho doanh thu bình quân một ngày. Nó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Từ bảng 3.2, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2008 là 324 ngày, năm 2009 tốt hơn một chút là 310 ngày nhưng năm 2010 biến động mạnh là 500 ngày. Nhìn chung ba năm kỳ thu tiền bình quân của Công ty là rất cao, do vậy Công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn, khả năng thu hồi công nợ kém, gây khó khăn cho tình hình tài chính Công ty. Công ty cần đưa vào phân tích chỉ tiêu này để thấy rõ và có biện pháp thu hồi công nợ, hạn chế tối bị chiếm dụng vốn, nâng cao năng lực tài chính.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 0,76 lần, năm 2009 là 0,61 lần, năm 2010 là 0,58 lần đều nhỏ hơn 1 lần. Tức là, số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân trong năm không luân chuyển đủ 1 vòng và năm sau lại it hơn năm trước. Hàng tồn kho công ty cao làm ứ động vốn của Công ty, gây khó khăn trong quay vòng vốn mặc dù đặc trưng sản xuất kinh doanh của công ty là thiết bị sản phẩm mang giá trị lớn, nhưng số này cho thấy Công ty đang quản lý kém về hàng tồn kho. Công ty nên xem xét chỉ tiêu này để giảm lượng tồn kho, giảm sự ứ động vốn làm mất cơ hội trong kinh doanh.

Vòng quay vốn lưu động của Công ty trong 3 năm đều thấp hơn 0,5 vòng. Điều đó cho thấy một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 0,23 đồng doanh thu năm 2009, năm 2009 là 0,24 đồng còn năm 2010 là 0.21đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng chưa cao làm cho danh thu trên vốn lưu động thấp. Công ty cần xem xét để sử dụng vốn mang lại hiệu quả.

Hệ số trung bình ngành của hệ số sử dụng tài sản cố định là 3 lần, hệ số sử dụng tổng tài sản là 1,8 lần. Số liệu Công ty cho thấy các hệ số này của Công ty thấp hơn rất. Cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như tổng tài sản để tạo ra doanh thu không hiệu quả. Công ty phải xem xét các hệ số ngày hiệu quả để mang lại doanh thu cao.

Nhìn chung, với các chỉ số về năng lực hoạt động của Công ty còn thấp. Công ty cần bổ sung nhóm chỉ tiêu này vào phân tích tài chính sẽ giúp cho Công ty trong việc thanh toán công nợ, quản lý và thanh lý hàng tồn kho một cách hiệu quả không lãng phí, nâng cao năng lực hoạt động của Công ty, tăng tính cạnh trong ngành cũng như môi trường kinh tế.

3.2.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2008 là 1.519,23 triệu đồng > 0 điều này cho thấy trong năm 2008 tổng thu vào lớn hơn tổng chi ra. Năm 2009, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là âm 1.635,01 triệu đồng, tức là tổng thu vào năm 2009 nhỏ hơn tổng chi ra năm 2009. Năm 2009 so với năm 2008 giảm 3.154,24 triệu đồng tương đương với giảm 208%. Đến năm 2010, luân chuyển tiền thuần âm 345,71 triệu đồng, số này lớn hơn năm 2009 tăng về tuyệt đối là 1.289,30 triệu đồng, về phần trăm là tăng 79%.

Để làm rõ nguyên nhân tăng giảm của lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của 3 năm qua, ta phân tích các nhân tố làm tăng giảm trong lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính cho ta thấy:

Trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thì yếu tố làm tăng tiền là: - Thu tiền từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác.

- Thu từ các hoạt động kinh doanh.

Trong đó, thu tiền từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác là chiếm chủ yếu, năm 2008 là 28,878,42 triệu đồng, tương đương với 80,6%. Năm 2009 là 36.784,36 triệu đồng (89,3%), tăng so với năm 2008 là 7.960,22 triệu đồng, tức 27%. Năm 2010 là 28.054,22 (93,8%), giảm so với năm 2009 là 8.730,42 triệu đồng bằng 24%. Như vậy, thu tiền từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác năm 2009 tăng so với năm 2008 cả về tuyệt đối và tỷ trọng chiếm tổng tiền thu từ hoạt động kinh doanh, năm 2010 so với năm 2009 giảm về giá trị tuyệt đối nhưng tăng tỷ trọng chiếm trong tổng tiền tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Tổng thu tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là nhỏ nhất 29.910,51 triệu đồng, lớn nhất là năm 2009 là 41.172,15 triệu đồng.

Yếu tố làm giảm tiền trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là: - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

- Tiền chi trả cho người lao động. - Tiền chi trả lãi vay.

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh.

Năm 2008, chi phí cho hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất là 53% (23.616,23 triệu đồng), chiếm tỷ trọng thứ hai là tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ 35% (15.616,14 triệu đồng), chiếm tỷ trọng thứ ba là tiền chi trả cho người lao động 10% (4.580,24 triệu đồng), cuối cùng là tiền chi trả lãi vay. Năm 2009 , các chỉ số của các có điều chỉnh một chút nhưng vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng. Năm 2010 thì có điều chỉnh rõ ràng, tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 52% (14.739,59 triệu), thứ 2 là tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh chiếm 27% (7.644,05 triệu đồng). So sánh các chỉ tiêu trên về mặt giá trị giữa các năm thì tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ ít biến động, năm 2009 giảm so với 2008 là 0.38%, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 5%. Với tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh có sự thay đổi lớn, năm 2009 so với năm 2008 giảm 4.008,99 triệu đồng (17%), năm 2010 giảm so với năm

2009 là 11.963,19 triệu đồng (61%). Nguyên nhân là tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh là chi phí quản lý, chí phí bán hàng, chi cho dự án nhà máy và chi khác, trong 2 năm 2008, 2009 luôn chiếm vị trí lớn nhất trong chi phí hoạt động kinh doanh. Năm 2010, do tình hình tài chính của Tập đoàn gặp khó khăn nên tiền tài trợ cho dự án nhà máy giảm nên chi phí chi cho dự án xây dự nhà máy giảm đáng kể.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 âm 8.741,33 triệu đồng, năm 2009 âm 58,21 triệu đồng, phần thiếu này sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay. Năm 2010, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 1.767,77 triệu đồng cho thấy thu vào từ hoạt động kinh doanh lớn hơn chi ra của hoạt động kinh doanh.

Đối với hoạt động đầu tư, lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 là âm 821,1 triệu đồng, năm 2009 là dương 1104,85 triệu đồng, năm 2010 là âm 9,82 triệu đồng. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 và 2010 âm là do Công ty chi mua sắm và đầu tư TSCĐ hơn là thu về từ đầu tư. Năm 2009, lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương là do Công ty thu về từ khoản đầu tư ngắn hạn tại Công ty tài chính.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 là dương 11.081,66 triệu đồng, thu từ tiền vay lớn hơn chi tiền trả nợ gốc vay, là khoản tiền Công ty dùng để trang trải cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư cho cả năm. Đây là nguyên nhân làm cho lưu chuyển tiền luân năm 2008 dương. Do đó, hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào tiền tài trợ từ bên ngoài. Năm 2009 và năm 2010 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm và lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của 2 năm này cũng âm. Cho thấy, tổng tiền thu về trong năm không đủ để trang trải chi phí cho các hoạt động trong năm mà phải dùng đến tiền tồn từ đầu năm trước.

Qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy trong 3 năm 2008, 2009, 2010, các nhà phân tích sẽ thấy:

- Thứ nhất, tỷ trọng của các yếu tố làm giảm tiền trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là không hợp lý, thường là chi tiền trả cho người cung cấp

hàng hóa và dịch vụ phải chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu nhất vì nó là chi phí chủ yếu cấu thành giá vốn, tạo ra doanh thu, tạo nguồn tiền chủ yếu cho doanh nghiệp. Từ đó, các nhà phân tích đề xuất phương án điều chỉnh các chi phi hoạt động trong Công ty hợp lý tạo hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Thứ hai, các nhà phân tích thấy rõ sự phụ thuộc tài chính từ bên ngoài của Công ty để từ đó có phương hương nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, tạo lợi nhuận tối đa, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cho Công ty.

Làm rõ những vấn đề nêu trên, ta có bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm 2008 – 2010 như sau:

Bảng 3.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008-2010

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm 2009 so với năm 2008

Năm 2010 so với năm 2009

Lượng % Lượng %

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

A Nhân tố làm tăng tiền 35.827 41.172 29.911 5.345,06 15% 11.261,63- -27%

1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và

doanh thu khác 28.878,42 36.784,64 28.054,22 7.906,22 27% -8.730,42 -24%

2 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6.948,67 4.387,51 1.856,29 -2.561,16 -37% -2.531,21 -58%

B Nhân tố làm giảm tiền 44.568,42- 41.230,36- 28.142,74- 3.338,06 -7% 13.087,62 -32%

1 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ 15.616,14- -15.557,01 14.739,59- 59,13 -0,38% 817,42 -5%

2 Tiền chi trả cho người lao động -4.580,24 -5.094,20 -5.231,06 -513,96 11% -136,86 3%

3 Tiền chi trả lãi vay -755,82 -971,92 -528,04 -216,10 29% 443,88 -46%

4 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 23.616,23- 19.607,24- -7.644,05 4.008,99 -17% 11.963,19 -61%

C Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -8.741,33 -58,21 1.767,77 8.683,12 -99% 1.825,99 -3137%

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm 2009 so với

năm 2008 Năm 2010 so với năm 2009

3 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 39,69 33,26 55,68 -6,43 -16% 22,42 67%

2 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 466,83 1.192,26 725,43 155% -1.192,26 -100%

B Nhân tố làm giảm tiền -1.327,61 -120,67 -65,50 1.206,95 -91% 55,17 -46%

1 Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -1.327,61 -120,67 -65,50 1.206,95 -91% 55,17 -46%

C Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu -821,10 1.104,85 -9,82 1.925,95 -235% -1.114,67 -101%

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 24.316,97 6.385,12 1.440,17 17.931,85- -74% -4.944,95 -77%

2 Tiền chi trả nợ gốc vay -

13.235,31 -9.066,78 -3.543,84 4.168,54 -31% 5.522,94 -61%

C Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 11.081,66 -2.681,65 -2.103,67 13.763,31- -124% 577,98 -22%

IV Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1.519,23 -1.635,01 -345,71 -3.154,24 -208% 1.289,30 -79% V Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.194,25 2.713,48 1.078,46 1.519,23 127% -1.635,02 -60% VI Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 2.713,48 1.077,47 732,75 -1.636,01 -60% -344,72 -32%

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w