Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 25)

4.2. GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM PHÁT TRỂN ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Dựa trên kết quả phân tích ở trên và bài học kinh nghiệm rút ra từ các lý thyết và nghiên cứu thực nghiệm trên Thế giới cùng với chiến lược phát triển thị trường chứng khoán của Đảng và Nhà Nước trong giai đoạn tới, chúng tôi đề xuất một số gợi ý cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách vĩ mô như sau:

4.2.1. Kiểm soát lạm phát kịp thời và hiệu quả

4.2.2. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững 4.2.3. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt hướng đến một ức lãi suất chung theo thị trường

4.2.4. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá VND/USD 4.2.5. Thực hiện các biện pháp phát triển thị trường xăng dầu 4.2.6. Liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn T01/2005-T09/2014 cũng như dựa vào định hướng mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 của Chỉnh Phủ, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp tương ứng với các biến kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trên thị trường để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam. Những giải pháp này được trình bày cụ thể và tách bạch cho từng biến kinh tế vĩ mô trong mô hình. Trong quá trình triển khai, cẩn phải phối hợp thực hiện đồng bộ và có sự cam kết duy trì thực hiện của các chủ thể có liên quan, nếu cần thiết có thể điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, hai yếu tố rất quan trọng đó là: sự đồng bộ, cam kết thực hiện và xử lý nghiêm các sai phạm cần được quán triệt chặt chẽ. Có như vậy thì các giải pháp đưa ra mới phát huy được hiệu quả. Từ đó, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định hơn để đảm đương tốt

vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong

nước và trên thế giới (đặc biệt là nghiên cứu của Chen, Roll & Ross (1986)), đồng thời để phù hợp với điều kiện kinh tế và thông tin ở Việt Nam, nghiên cứu đã chọn ra bảy biến vĩ mô gồm: chỉ số CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất ngắn hạn, tỷ giá VNĐ/USD, cung tiền M2, giá xăng bán lẻ trong nước và chỉ số giá vàng trong nước để xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến chỉ số Vn-Index trong giai đoạn từ T01/2005-T9/2014 bằng phương pháp định lượng theo mô hình VECM.

Kết quả mô hình VECM thu được cho thấy các biến CPI, lãi suất, tỷ giá và chỉ số giá vàng tác động ngược chiều lên chỉ số VNI; hai biến chỉ số sản xuất công nghiệp và giá xăng bán lẻ trong nước tác động cùng chiều lên chỉ số VNI. Kết quả này hoàn toàn phù hơp với lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, biến M2 đã được loại bỏ ra khỏi mô hình để giảm bớt mức độ đa cộng tuyến. Mô hình thu được giải thích được 60,11% sự biến động của chỉ số VNI, ngoại trừ biến chỉ số sản xuất công nghiệp thì các biến vĩ mô khác trong mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Từ kết quả đó, nghiên cứu thực hiện những phân tích sâu hơn từ mô hình VECM bằng kỹ thuật phân tích hàm phản ứng đẩy và ước lượng phân rã phương sai. Kết quả cho thấy, VNI chịu ảnh hưởng của dữ liệu trong quá khứ của chính nó là nhiều nhất, tiếp sau đó là hai biến CPI và chỉ số giá vàng; bên cạnh đó kết quả còn cho thấy trong ngắn hạn sự tác động của lãi suất và tỷ giá lên chỉ số giá chứng khoán VNI là khá mạnh mẽ, nhưng sau đó thì sự ảnh hưởng này giảm dần đi, điều này cho thấy VNI khá nhạy cảm với lãi suất và tỷ giá. Từ mối tương quan thu được ở mô hình, nghiên cứu tiến hành phân tích chi tiết ở từng giai đoạn của từng biến vĩ mô tác động đến chỉ số VNI trong điều kiện thực tế tại Việt Nam từ số liệu đã thu thập được. Kết quả cũng tương đồng với phân tích ở trên, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008 có nhiều sự trái ngược là do giai đoạn này TTCK Việt Nam phát triển quá nóng, không tương thích với điều kiện kinh tế vĩ mô lúc bấy giờ.

Cuối cùng, dựa vào những hạn chế của TTCK được rút ra từ phân tích trên và định hướng phát triển TTCK của Chính Phủ trong giai đoạn 2011-2020, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển ổn định TTCK.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 25)