Các thành phần cơ bản của NeSSi2

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỬ NGHIỆM NESSI2 MÔ PHỎNG TẤN CÔNG MẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TẤN CÔNG MẠNG (Trang 41)

Giao diện ngƣời dùng đồ họa (Graphical User Interface) [13]:

Giao diện người dùng đồ họa của NeSSi2 là thành phần cho phép người dùng tạo và thay đổi tất cả các thành phần cần thiết cho một mô phỏng. Kết quả của các mô phỏng hoàn thành có thể được biểu diễn ở giao diện này. Các phần cốt lõi của giao diện người dùng được xây dựng trên Eclipse, đặc biệt là các mô-đun tài nguyên cho các tệp tin và thư mục. Một dự án NeSSi2 gồm có một tệp tin mạng duy nhất chứa thông tin topology (cấu hình liên kết) tĩnh và nhiều tệp tin kịch bản chứa thông tin động cho các hành vi của các nút trong quá trình mô phỏng.

Các thành phần mô phỏng trong giao diện ngƣời dùng [13]:

- Lập dự án mô phỏng (dự án NeSSi2):

Một dự án NeSSi2 bao gồm một tệp tin mạng duy nhất trong một thư mục gốc là nơi lưu trữ các thông tin về topo mạng. Cấu trúc liên kết mạng mô tả các thông tin tĩnh được chứa trong mạng (ví dụ, các nút, thuộc tính của chúng và kết nối với nhau,...). Các mạng dựa trên nền IP, thêm các thông tin như băng thông cho các liên kết hoặc MTU cho các giao diện mạng, được lưu trữ. Như vậy một cấu trúc liên kết có thể tái sử dụng kết hợp với một số kịch bản khác nhau.

- Profile (Hồ sơ):

Profile được sử dụng cho các ứng dụng được triển khai trên các nút trong mạng. Đây là bước đầu tiên của việc tạo ra thông tin hành vi động cho một mô phỏng. Khi tạo profile, người dùng cần thêm các ứng dụng cho nó. Ứng dụng tạo thành hành vi thực tế của một nút trong thời gian chạy mô phỏng. Khi một ứng dụng được bổ sung vào hồ sơ, người dùng có thay đổi các tham số có sẵn mà ứng dụng cung cấp. Nếu tham số của một ứng dụng được thay đổi, chúng sẽ được lưu vào profile và chỉ ở sẵn trong đó. Tất cả mọi thứ trong profile là tập hợp các thiết lập cấu hình ứng dụng đơn lẻ.

- Kịch bản mô phỏng (Scenarios):

Để triển khai profile vào các nút trong một mạng, người dùng cần phải tạo ra một kịch bản, bước thứ hai là tạo ra các thông tin hành vi động cho một mô phỏng. Một kịch bản về cơ bản là một bản đồ của các nút trong cấu trúc liên kết mạng và các profile đã được triển khai vào các nút này. Khi người dùng xây dựng một kịch bản mới, trình biên tập mạng sẽ hiển thị. Trong trường hợp này, cấu trúc liên kết không thể thay đổi được, nhưng người dùng sẽ có thể kích hoạt để ấn định các profile cho các nút. Khi thực hiện quá trình đó, kịch bản sẽ sẵn sàng được mô phỏng.

- Phiên mô phỏng (Sessions):

Để mô phỏng một kịch bản, một phiên làm việc được tạo ra. Phiên chứa tất cả các thành phần tạo ra trước đó cùng với thông tin bổ sung cho các kịch bản sẽ được mô phỏng. Những tùy chọn gồm:

- Chốt thời gian (tick): các thời điểm trong một kịch bản được mô phỏng. - Chạy (run): số lượng lặp đi lặp lại một kịch bản được mô phỏng. Điều này rất hữu ích khi có các hành vi ngẫu nhiên.

Trong một phiên, người dùng cần xác định cấu hình ghi phiên gồm các loại sự kiện được ghi và nơi chúng nên được lưu trữ vào.

- Mẫu dữ liệu (Templates):

đặt vào mạng. Ý tưởng của Templates là người dùng có thể tạo ra các mẫu bổ sung. - Phần mềm nền của mô phỏng (Simulation Backend)

Sau khi một phiên được gửi để thi hành, phần mềm nền phân tích các thông số phiên (sự kiện đăng nhập, bao nhiêu tiến trình chạy được thực thi, v.v…), tạo ra một môi trường mô phỏng tương ứng, thiết lập các kết nối cơ sở dữ liệu và lập biểu mô phỏng để chạy càng sớm càng tốt các nguồn lực xử lý cần thiết có sẵn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỬ NGHIỆM NESSI2 MÔ PHỎNG TẤN CÔNG MẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TẤN CÔNG MẠNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)