Giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Tích hợp BVMT trong môn tự nhiên xã hội (Trang 30)

- Ô nhiễm môi trường nước.

giáo dục bảo vệ môi trường

Hoạt động 5

Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và

GDBVMT mà bạn đã biết, dựa trên những kinh nghiệm dạy học về BVMT qua môn học ở tiểu học, hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Xác định mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học. 2. Nêu tầm quan trọng của việc GDBVMT trong trư ờng tiểu học.

GDBVMT nhằm:

• Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường. (được giáo dục các kiến thức về môi trường).

• Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi

trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. (xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường).

• Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao

năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và khôn ngoan các tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. (khả năng hành động cụ thể).

Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học - Về kiến thức:

Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:

+ Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật.

+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường. + Ô nhiễm môi trường.

+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.

-Về thái độ- tình cảm:

+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.

+ Có thái độ thân thiện với môi trường.

+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.

-Về kĩ năng- hành vi:

+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên. + Sống ngăn nắp, vệ sinh.

Một phần của tài liệu Tích hợp BVMT trong môn tự nhiên xã hội (Trang 30)