Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghệp mạnh yếu như thế nào. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lưu
động/Tổng nợ ngắn hạn. (1.3)
Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Tùy theo ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp mà có những mức quy định cụ thể. Trong ngành xây dựng thì mức tối thiểu phải là 0,9. Đây là mức bắt buộc để các ngân hàng xem xét cho vay vốn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (tổng tài sản lưu động - Hàng
tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn. (1.4)
Hệ số này có tính thanh khoản cao, nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền hiện có. Hệ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên cần phải xem xét kỹ các khoản phải thu (nợ khó đòi) có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Yêu cầu tối thiểu đối với doanh nghiệp xây dựng là 0,4.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Immediate Ratio) = Vốn bằng tiền / tổng
nợ ngắn hạn. (1.5)
Vốn bằng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gởi ngân hàng) là khả năng thanh toán cao nhất, nó được sử dụng ngay khi cần trả nợ. Hệ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay. Nếu hệ số này càng cao, doanh nghiệp có khả năng lớn, nhưng cao quá thì không có hiệu quả vì tiền không sinh lời.
- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn:
Tỷ lệ nợ (The Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn (%) (1.6) Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc, các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán. Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình là hợp lý.
- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:
+ Tỉ lệ vốn cố định = Vốn cố định/Tổng tài sản (%) (1.7) + Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động/Tổng tài sản (%) (1.8) Các tỷ lệ này cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không và có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình hay không.
- Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản hay tổng đầu
tư. (1.9)
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu (%). (1.10) Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Chỉ tính lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, tức là phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ giá thành sản phẩm càng tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư (%) (1.11) Chỉ số này phản ánh 1 đồng hay 100 đồng vốn đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu lợi nhuận.