Nhân tố bên ngoài:

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 (Trang 69)

IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 1 Các chỉ tiêu đánh giá chung:

V.1. Nhân tố bên ngoài:

Các chính sách vĩ mô :

Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các quy định như thuế vốn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc, công nghệ… nó có thể giúp cho doanh nghiệp chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó cũng có thể đẩy công nghệ đi đến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Những biến động về thị trường đầu ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa…sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

V.2.Nhân tố bên trong :

Chu kỳ sản xuất kinh doanh có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho người mua, bộ phận thứ hai là là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua đến khi doanh nghiệp thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gắn trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi cho các khoản cho vay phải trả.

Các đặc điểm về kỹ thuật tác động với một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số sử dụng thời gian, công suất…nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa…tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.

Đặc điểm về sản phẩm :

Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vòng quay của vốn, nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghệ nhẹ sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, giá trị thu hồi vốn chậm.

Trình độ quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó hạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Mặt khác, công tác hạch toán dùng các công cụ tính toán các chi phí phát sinh, đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp giải quyết.

Trình độ lao động của doanh nghiệp :

Trình độ lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn tài sản. Nếu lao động có trình độ cao, tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng.

Tuy nhiên để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng.

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CẦU 75

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w