Các chính sách biện pháp hủ yếu.

Một phần của tài liệu Đề án "“Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. (Trang 31 - 33)

b. Trung Quốc.

b.1.Các chính sách biện pháp hủ yếu.

Một là. Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Đối với các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ

sở hạ tầng ... được chọn mở cữa trước. Ở các nơi như tỉnh Quang Đông, Phúc 30

Kiến gần với Hồng Công, Đại Loan là quê hương của những hoa kiều giàu có

được chọn là nơi để thành lập các đặc khu kinh tế. Đồng thời với quá trình mở

rộng địa bàn thu hút vốn, trung Quốc thực hiện những chính sách tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi. Đó là dùng vón vay kết hợp với huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay .... Đên nay Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản pháp lý, từ các bộ luật đến những quy định liên quan đến các quan hệđối ngoại của FDI.

Hai là. Các chính sách ưu đãi.

Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt là về thuế. Bên cạnh ưu đãi về thuế, Trung Quốc còn ưu nhiều đãi khác áp dụng cho các donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích các hoạt động: tái

đàu tư, kéo dài kỳ hạn kinh doanh hay những ưu đãi về khu vực đầu tư.

Ba là.Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.

- Về hình thức đầu tư: Cho đến nay, ở Trung Quốc vẩn chỉ có ba hình thức chính đó là xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp hợp tác kinh doanh, và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

-Về chủ đầu tư: Trung Quốc quan tâm khuyến khích đầu tư đối với các hoa kiều ở Hồng Công, Đại Loan, Ma Cao mặt khác, các chủ đầu tư còn là các công ty Mỹ, Đức, Nhật bản, Anh, Pháp ... được khuyến khích vào Trung Quốc.

Trong những năm cuối thế kỷ này, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế.

+ Trọng tâm của các yêu cầu về đầu tư nước ngoài được chuyển từ số

lượng sang chất lượng.

+ Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái

+ Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương giảm tối thiểu việc hạn chế những hoạt động của các xí ngiệp dùng vốn nước ngoài.

+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu vực miền trung và miền tây.

+ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh nước ngoài qua tăng cường các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Đề án "“Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. (Trang 31 - 33)