Thể hiện qua tầm nhìn, chiến lược triển khai: Nghĩ lớn và dũng cảm theo

Một phần của tài liệu bài tổng hợp văn hóa doanh nhân - nghiên cứu về Đặng Lê Nguyên Vũ (Trang 27)

đuổi con đường mới

+ Chọn cho mình một tầm nhìn xa vươn mình ra thế giới, Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. : Khát khao vươn xa thế giới Trung Nguyên hiện đã xuất khẩu cà phê sang 60 quốc gia và đạt doanh thu 151 triệu USD vào cuối 2011, với quy mô hơn 3.000 nhân viên. Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục đặt mục tiêu đưa công ty trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

+ Chiến Lược Trung Nguyên cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém “các tay chơi lớn”.

Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ

Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam.

- Qua cách lựa Chọn đối thủ lớn và cam kết ganh đua

Rất nhiều doanh nhân trẻ khi khởi nghiệp đặt ra những mục tiêu khiêm tốn cho chính mình và doanh nghiệp. Điều đó cũng tốt, vì những mục tiêu khả thi sẽ giúp doanh nghiệp mới bảo toàn vốn và phát triển một cách an toàn. Điều đặc biệt có thể thấy từ Trung Nguyên là luôn chọn những đối thủ lớn hơn mình rất nhiều để tuyên bố cạnh tranh, như Nescafe, Vinacafe. Và kết quả là thị trường cà phê hòa tan Việt Nam được chia thành thế chân vạc rõ rệt. “Cuộc chiến” cũng đang diễn tiến thú vị và bất phân thắng bại.

- Sự khác biệt, ẩn dụ và lòng trung thành

Khác biệt của Trung Nguyên là đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu, đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam. Khác với nhiều thương hiệu khác chỉ xoay quanh chiến lược tạo cảm xúc hằng ngày cho người tiêu dùng. Trung Nguyên đưa vào thương hiệu những cảm xúc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo nên tính thời sự cho thị trường.

Với tiêu chí làm cho khách hàng thấy được cái chất của cà phê và biết cách thưởng thức sự khác nhau giữa cà phê Robusta và Arabica, Culi Robusca và cà phê Sẽ, cà phê Chồn… Trung Nguyên đã làm hài lòng những người sành cà phê khó tính nhất. Anh đã thuyết phục được người tiêu dùng trong nước có một cái nhìn khác đối với chất lượng và giá trị của cà phê nước nhà.

Một phần của tài liệu bài tổng hợp văn hóa doanh nhân - nghiên cứu về Đặng Lê Nguyên Vũ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w