CFS/CY GIAI ĐOẠN 2015- 2025
.1 Cơ hội và thách thức đối với công ty TNHH Đông Long trong thời gian tới
.1.1 Cơ hội
− Vị trí địa lí:
Kho bãi của công ty có vị trí chiến lược trong việc kết nối sự lưu thông hàng hóa từ cảng ra ngoài và ngược lại. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, tuyến đường gần với khu công nghiệp Đình Vũ và khoảng cách ra tới cảng Đình Vũ, cảng Hải An khá ngắn. Bên cạnh đó, cảng Chùa Vẽ, cảng Đoạn Xá hay sắp tới là cảng Lạch Huyện- cảng cửa ngõ quốc tế hoạt động tới kho bãi công ty cũng khá gần. Việc vận chuyển đường bộ theo đường cao tốc quốc lộ 5B cũng rất thuận tiện.
− Nguồn nhân lực:
Nhìn chung nguồn nhân lực của công ty đều là những người trẻ, năng động và tiếp thu kiến thức nhanh. Khả năng nhận thức và học hỏi cái mới, công nghệ mới theo kịp tiến độ công nghiệp hóa. Bên cạnh đó cũng có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, đánh giá tình hình và xử lí công việc nhanh gọn, hiệu quả.
− Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước bạn:
Việc thực hiện lộ trình hội nhập logistisc ASEAN sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới nhằm thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển thành một trung tâm cung cấp dịch vụ Logistics của khu vực, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu khu vực.
Gia nhập WTO cùng cam kết ASEAN sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh kho vận trong nước tiếp nhận được rất nhiều kinh nghiệm quản lí cũng như khoa học công nghệ.
Những tín hiệu đáng mừng trong việc đàm phán các nội dung chính của “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP”, FTA Việt Nam- Hàn Quốc. Do đó trong năm 2014 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 150 tỷ USD, nhập khẩu đạt 148 tỷ USD, GDP tăng khoảng 5,98% , FDI khoảng 15,6 tỷ USD không tăng so với 2013 nhưng có những dự án lớn tại phía Bắc như: Samsung, LG, Bridgestone,… Đây là cơ hội cho hoạt động giao nhận phát triển.
− Pháp luật Việt Nam
Nhận thấy tiềm năng phát triển, nhà nước cũng đang quan tâm phát triển và tạo điều kiện thông thoáng thuận tiện hơn về cơ sở pháp lí cho doanh nghiệp, thực hiện cam kết với WTO, ASEAN.
Nhà nước có những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty như: Hải quan tăng cường việc quản lí bằng việc áp dụng VNACCS/VCIS giúp cho hàng hóa được thông quan nhanh chóng hơn, lượng hàng hóa lưu chuyển tăng; từ tháng 4 năm 2014 Bộ giao thông vận tải bắt đầu kiểm soát tải trọng hàng hóa vận chuyển đường bộ đặc biệt là container.
− Cơ sở hạ tầng:
Công ty sẽ đầu tư vốn để mở rộng diện tích kinh doanh kho bãi bằng việc vay vốn hoặc liên doanh liên kết. Áp dụng phần mềm quản lí kho bãi tiên tiến từ nước ngoài.
Hệ thống đường bộ tại hải Phòng đang được nâng cấp đặc biệt là dự án đường cao tốc quốc lộ 5B sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa.
Cảng Lạch Huyện đang được xây dựng, dự kiến được đưa vào khai thác cuối năm 2017, với công suất 12,8 - 13,1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong giai đoạn đầu, Cảng sẽ đón được tàu container chuyên chở 4.000 - 6.000 TEU và lên đến 8.000 TEU trong các giai đoạn sau của Dự án, tương đương tàu trọng tải 100.000 tấn hoạt động trên tuyến vận tải biển xa. Cảng Lạch Huyện còn có thể đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường châu Âu và châu Mỹ. Như vậy, xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ theo đà phát triển và kéo thu lượng hàng hóa ra vào ngày cang tăng, đòi hỏi hoạt động giao nhận phải nhanh chóng mới đáp ứng kịp.
− Hiện trạng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng:
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng lại tăng đều qua các năm. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua toàn cảng trong năm 2012 là 44,67 triệu tấn, năm 2013 là 57,24 triệu tấn và năm 2014 là 65,8 triệu tấn.
Bảng 3.1: Sản lượng hàng hóa qua cảng Hải Phòng qua các năm
Đơn vị: triệu tấn Chiều hàng/ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 -/+ (%) Tổng lượng hàng 24,14 29,09 33,39 38,40 42,65 44,67 57,24 65,80 14,5 + Xuất khẩu 3,85 4,74 5,47 6,43 7,53 8,80 10,39 11,95 17,0 +Nhập khẩu 10,58 17,00 13,56 17,37 18,24 18,24 19,15 22,02 2,4 + Nội địa 9,71 7,35 14,36 14,61 16,89 17,63 27,70 14,61 30,4 Trong đó + Hàng Container 13,7 17,07 20,12 20,35 23,39 29,22 32,48 37,36 13,7
+ Hàng
tổng hợp 8,64 10,22 10,85 15,48 16,48 12.48 21,21 24,37 15,7 + Hàng
lỏng 1,77 1,81 2,59 2,78 2,97 3,54 4,07 14,4 14,4
Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam
Theo bảng thống kê trên, lượng hàng hóa thực hiện tại các cảng thuộc khu vực Hải Phòng có mưc tăng trưởng đều và khá cao, trong đó năm 2012 đạt mức 18,06%/năm và đến năm 2013 đạt 19,45%. Điều này cho thấy khu vực cảng biển Hải Phòng vẫn là cảng biển có sức thu hút rất lớn trong cả nước, lượng hàng gia tăng không ngừng qua các năm trong đó chủ đạo vẫn là mặt hàng container.
Luồng tàu đạt chuẩn tắc là cơ sở để lượng tàu biển đến với Hải Phòng nhiều hơn.Năm 2012, lượng tàu biển đến với Hải Phòng đạt gần 20.000 lượt chiếc, vượt 20% so với năm 2011. Tàu biển đến nhiều có nghĩa là lượng hàng hóa qua cảng biển Hải Phòng tăng cao, mang lại nguồn lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển, đại lý, bến bãi. Ngoài ra, lượng hàng hóa qua cảng tăng cao còn tạo đà cho các doanh nghiệp vận tải từ cảng biển Hải Phòng tỏa đi khắp cả nước. Đầu mối xuất nhập khẩu của cả miền Bắc càng được thể hiện rõ đối với thành phố Hải Phòng.
Có thể thấy lượng hàng hóa sẽ ngày một gia tăng và sự quá tải tại các bãi container ở cảng là rất lớn. Do đó, nhu cầu về các hoạt động kho bãi bên ngoài là rất cần thiết trong thời gian tới.
.1.2 Thách thức
Quy định chồng chéo về luật pháp liên quan đến hoạt động vận tải, kho bãi gây nên nhiều khó xử cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động và tuân thủ pháp luật. Việc gia nhập WTO, cam kết ASEAN sẽ khiến tăng cao áp lực cạnh tranh trong ngành logistics, đặc biệt là hoạt động kinh doanh kho vận bởi việc mở cửa thị trường dịch vụ logistiscs cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Giao nhận vận chuyển Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp liên doanh hoặc
100% vốn nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam đã giành được khoảng 70% thị trường về hoạt động logistics với mạng lưới rộng khắp cả nước. Trong khi dó các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có tiềm lực, kinh nghiệm, thiếu đầu tư công nghệ,… nên chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu là hạ giá nên thị phần ngày càng có nguy cơ nhỏ lại. Nhiều doanh nghiệp chỉ là danh nghĩa còn thực chất làm đại lí cho các hãng nước ngoài.
Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn trong giai đoạn khó khăn và biến động bất thường. Năm 2014, tình hình địa chính diễn ra phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới: Ucraina, Trung Đông, Biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Đông đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Việc lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam- Trung Quốc nhiều thời điểm ngưng trệ, có thời điểm biên giới Việt Nam gần như đóng cửa dẫn tới hàng hóa giải phóng chậm.
Nguồn nhân lực: nhìn chung nguồn nhân lực còn thiếu trình độ chuyên môn cao, chưa được trang bị kiến thức đầy đủ, tòan diện liên quan đến hoạt động giao nhận quốc tế, kho bãi, vận tải. Kiến thức chủ yếu học hỏi trong quá trình thực tế, không được đào tạo bài bản nên không nắm được rõ nguồn ngành. Phong cách quản lí đa phần còn chậm đổi mới theo thời đại.
Giá dầu có giảm song vận tải biển vẫn còn khó khăn, giá các dịch vụ cảng biển, kho bãi giảm do sức ép cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề.
Hệ thống kho tại Hải Phòng: hiện nay trong các cảng khu vực Hải Phòng có khoảng 17 kho CFS, kho ngoại quan, kho nội địa với diện tích là 140.000m2, trong đó có khoảng 52.948m2 là kho CFS và 7.600m2 kho ngoại quan. Kho lớn nhất cũng đạt đến 5,000m2 là kho Vietfract và kho công ty Tân cảng 128. Sản lượng khai thác các kho không đồng đều, do cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng của các nhà khai thác. Các kho có hiệu quả khai thác tốt, sản lượng hàng hóa thông qua khá cao như: Viconship, Nam Phát, Vietfract.
Hệ thống bãi container trên địa bàn Hải Phòng: Tổng lượng bãi container trên địa bàn là 41 bãi, diện tích là 195,7ha, diện tích bình quân là 4,7ha/bãi, sức chứa 189.400 TEU, hiện tại các bãi cơ bản đáp ứng được nhu cầu khai thác container. Do ảnh hưởng của thị trường chung nên sản lượng luân chuyển container ra vào của các bãi nhìn chung giảm, khai thác bãi container ngoài cảng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp khai thác cảng, kho bãi đang có xu hướng dịch chuyển về phía khu công nghiệp Đình Vũ, đảm bảo tập trung hóa cũng như thuận tiện về giao thông đường bộ sau khi đường cao tốc 5B hoàn thiện.
.2 Định hướng phát triển
− Các mục tiêu chủ yếu của công ty
Mục tiêu chủ yếu của công ty là tiến hành mở rộng hệ thống dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, mặt khác công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng phát tốt hơn yêu cầu khắt khe của khách hàng. Việc làm đó có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
− Chiến lược phát triển chung và dài hạn
Chiến lược phát triển chung và dài hạn của công ty là xem xét nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đầu tư vào nhiều lĩnh vực tiềm năng trên cơ sở những thế mạnh kinh doanh sẵn có, nhằm mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất và ngày càng đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới.
− Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty
Công ty đảm bảo rằng trách nhiệm với môi trường, xã hội và cộng đồng là phần gắn liền với hệ thống quản lí và văn hóa của doanh nghiệp.
− Kế hoạch phát triển trong tương lai
+ Tiếp tục bám sát thị trường, đảm bảo duy trì tốt các hoạt động chính của công ty luôn ổn định.
+ Kiên định với chiến lược tiếp thị và làm thị trường “giữ vững các khách hàng hiện tại và mời thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty”
+ Lựa chọn hạng mục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động của công ty.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tính chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên, đào tạo nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn.
+ Đảm bảo năng suất, chất lượng dịch vụ và đổi mới công nghệ ứng dụng trong hoạt động kinh doanh.
+ Tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các phòng ban, kho bãi. Quản lí tốt các chi phí , triệt để tiết kiệm, đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kho bãi của công ty trong giai đoạn 2015- 2025
.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Giải pháp 1: Hạn chế rủi ro do sơ suất của nhân viên
Mục tiêu của giải pháp
− Giải pháp 1 nhằm giảm thiểu những hậu quả không đáng có do sự bất cẩn của nhân viên, với mong muốn đem lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.
− Giải pháp đề ra cũng góp phần vào việc tăng doanh thu và giảm bớt chi phí không cần thiết cho công ty.
Cách thức thực hiện giải pháp
− Hạn chế những rủi ro do sơ suất của nhân viên chứng từ:
+ Nhân viên chứng từ luôn phải cẩn thận trong từng thao tác, biết cách xử lí tình huống khi rủi ro thuộc về sự bất cẩn của khách hàng.
+ Nhân viên chứng từ phải thường xuyên chú tâm đến máy Fax và hộp mail của Phòng chứng từ, nên cài đặt âm thanh khi mail hoặc Fax đến, điều đó sẽ giúp nhân viên BPCT không bỏ sót bất kì thông tin nào của khách hàng gửi đến.
“Hệ thống quản lí container” là phần mềm mà công ty đã mua bản quyền từ cảng nước ngoài, được đội ngũ “chuyên viên vi tính” của công ty dày công nghiên cứu lại, chuẩn hóa song ngữ nên hiện nay chưa phát hiện khuyết điểm gì. Sai sót hầu như chủ yếu do con người, nên giải pháp tối ưu và hữu hiệu nhất vẫn là sự cẩn thận, chuyên tâm và đam mê công việc của nhân viên chứng từ.
− Hạn chế những rủi ro do sơ suất của nhân viên kho
+ Nhân viên kho hiện nay làm việc khá thủ công, thường xem thông tin hàng hóa trên chứng từ và quay vào trong nhân số khối rất mất thời gian. Thiết nghĩ công ty nên trang bị thêm hệ thống máy tính quay màn hình ra ngoài để thủ kho dễ dàng nhân số khối theo phần mềm quy đổi có sẵn, như vậy vừa giảm thời gian cho khách hàng, vừa giảm tải được công việc cho nhân viên khi hàng về quá tải.
+ Công ty nên dán những lưu ý về tính chất hàng hóa, nhất là nhóm hàng nguy hiểm, hàng hóa chất…lên tường của kho, như vậy nhân viên kho sẽ dễ dàng nhớ và phân biệt những nhóm hàng nào không nên để gần nhau dẫn đến phản ứng hóa học, tuy rằng nghiệp vụ này đã được đào tạo chuyên sâu nhưng con người khi đầu óc quá tải cũng có lúc sơ suất.
+ Cần bố trí nhân viên kho đồng đều và lịch trực liên tục để dễ dàng nhận biết và phát hiện sự hư hỏng của các trang thiết bị trong kho, nhất là hệ thống thông gió và thoát nước, cần phải duy trì sự thông thoáng cho kho để hàng hóa được bảo quản một cách tốt nhất.
− Hạn chế những rủi ro do sự bất cẩn của công nhân xếp dỡ:
+ Công ty nên bố trí lượng công nhân xếp dỡ phù hợp với từng kho, vì gần đây tại các kho đã xảy ra hiện tượng là kho thì quá nhiều, kho lại quá ít công nhân dễ dẫn đến áp lực quá tải khi hàng nhiều nên chất lượng làm việc kém, dễ làm hư hỏng hàng hóa.
+ Phân luồng xe phù hợp, cần có lối riêng đối với người đi bộ, xe chở hàng và xe tải container…như vậy sẽ giảm bớt tai nạn lao động, giảm tổn thất cho người và hàng hóa.
+ Công ty cần có biện pháp xử lí nghiêm đối với hiện tượng gian lận, hay thiếu ý thức trong lao động của các công nhân xếp dỡ.
+ Khi vận chuyển hàng bao công nhân phải chú ý đến bao gói (khi nâng làm rách bao, khi vận chuyển hàng làm vỡ bao…) Nếu trong quá trình vận chuyển phát hiện thấy bao thủng thì nhanh chóng bịt kín để giảm hao hụt hàng hóa.
+ Khi vận chuyển hàng kiện nếu thấy các kiện va vào nhau thì công nhân phải dùng dây chằng buộc lại để tránh hư hỏng, bể vỡ hàng bên trong. Dự kiến hiệu quả giải pháp có thể mang lại
− Giảm bớt ngay thời gian không cần thiết bỏ ra để nhân viên chứng từ sửa sai, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể => Tăng năng suất lao động,