Nguyên nhân và hạn chế Hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank (Trang 43 - 45)

9. Phương thức quản lý tài sản

5.5.2 Nguyên nhân và hạn chế Hạn chế

Hạn chế

Phương pháp : tuy cán bộ thẩm định thường sử dụng các phương pháp thẩm định kết

hợp trong cùng một dự án, nhưng thường chỉ sử dụng 2 hoặc 3 phương pháp chứ chưa áp dụng tất cả các phương pháp thẩm định. Điều này có thể gây ra sự thiếu chính xác nhất định trong công tác thẩm định dự án.

Quy trình : chưa có quy trình riêng cho các dự án trung và dài hạn, mà còn nhiều phần

chung với dự án ngắn hạn, làm cho các cán bộ gặp khó khăn trong việc thẩm định các dự án.

Nội dung : công tác thẩm định tai SeAbank cũng giống như hầu hết các ngân hàng chỉ

chú trong đến mặt tài chính trong dự án và kahr năng trả nợ của dự án (tài sản đảm bảo) mà chưa chú trong phân tích phần kinh tế xã hội của dự án. Nên có những dự án không hiệu quả về mặt kinh tế xã hôi cũng được chấp nhận cho vay vốn ngân hàng. Có những dư án sau khi hoạt động có thể phải đóng cửa vì gây hại về mặt kinh tế xã hội do vậy làm tăng tỉ lệ nợ xấu cho ngân hàng. Ngân hàng cần xem xét thẩm định kĩ hơn phần kinh tế xã hội của dự án.

Công tác thẩm định thường không phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay điểm hòa vốn của dự án.

Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định: mang tính chất chủ quan của người

cung cấp mà cụ thể là khách hàng vay vốn ( phần lớn tài liệu cung cấp cho ngân hàng về dự án là của chủ đầu tư). Do vậy thường bị hạn chế về số lượng và chất lượng thông tin.

Chi phí thẩm định: các ngân hàng thường không cung cấp chi phí cho cán bộ thẩm

định chi phí đi thực tế khách hàng nhằm làm giảm bớt chi phí hoạt động cho ngân hàng.

Cán bộ thẩm định : tuy có đầy đủ bằng cấp đại học và trên đại học song kinh nghiệm

luôn là một vấn đề thiếu sót với các cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó có một bộ phận cán bộ thẩm định làm theo hợp đồng, không tạo được động lực làm việc cho cán bộ.

Nguyên nhân:

Khách quan: ngân hàng SeAbank đang từng bước mở rộng mạng lưới ra toàn quốc do

vậy định hướng, quy hoạch thẩm định cho từng địa phương là không đồng bộ. Do vậy khó khăn trong công tác quản lý cũng như có một quy trình thẩm định thống nhất và tốt cho mọi chi nhánh. Khách hàng vay vốn thường cung cấp thông tin thiếu chính xác ( chỉ mặt tốt của doanh nghiệp là được cung cấp nhiều). Cơ quan quản lý nhà nước chưa đưa ra sự quản lý sát sao với thị trường, những thông tin chung thị trường. Trong khi đó thị trường luôn luôn biến động theo thời gian, bất ổn, thông tin về doanh nghiệp cũng vậy. Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại cũng rất hạn chế do tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác ngân hàng Nhà nước tuy có hệ thống quản lí và cung cấp thông tin song còn nhiều hạn chế và thiếu sót.

Chủ quan : Hội sở chính do đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, mở rộng chi

nhánh trên toàn quốc nên sự quản lý là có phần chưa được chặt chẽ, cơ sở dự liệu còn đang trong thời gian thu thập thông tin. Chưa có sự quản lí đồng bộ giữa các chi nhánh. Mặt khác về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định thì ngân hàng vẫn còn thiếu và

chưa thật sự quan tâm đầu tư, chủ yếu công cụ thẩm định vẫn là excel, chưa có phần mềm chuyên dụng, cũng như một số thiết bị hỗ trợ thẩm định. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến tốc độ hoàn thành và hiệu quả trong thẩm định. Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thẩm định cao song còn thiếu hụt nhân lực, lại vừa phải thẩm định các dự án, một mặt lại phải quản lí sự hoat động thẩm định của các chi nhánh. Việc thực hiên nhiều công việc cùng 1 lúc sẽ cho chất lượng quản lí và thẩm định tại hội sở bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w