CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 43 - 47)

1. Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn hướng đến. Phân tích tài chính bao gồm rất nhiều đối tượng quan tâm từ vĩ mô cho đến vi mô, thông tin vô cùng đa dạng, nhiều phương pháp phân tích, nội dung phân tích đề cập đến nhiều vấn đề… Do vậy, để phân tích tài chính có chất lượng thì việc phân tích trước hết phải được quan tâm một cách đồng bộ ở tất cả các doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp cần được coi là một công việc nghiêm túc quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư… Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, cùng với việc tính toán đơn thuần một vài chỉ tiêu mang tính dập khuôn, máy móc, theo mẫu quy định sẵn mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những chỉ tiêu mới sau đó kết hợp các chỉ tiêu đặt trong mối quan hệ hữu cơ để so sánh. Các con số được tính toán mang tính định

lượng, cần phải kết hợp với việc phân tích khoa học, logic để đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính đã đề cập đến ở phần trên, để phân tích tài chính doanh nghiệp có chất lượng, có thể kể đến một số yếu tố sau:

2.1. Cung cấp đầy đủ thông tin

Phân tích tài chính doanh nghiệp rất cần đến yếu tố thông tin, chất lượng phân tích có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào lượng thông tin được cung cấp ở mức độ nào. Các nguồn thông tin ở đây được hiểu không chỉ là nguồn thông tin bên trong và bên ngoài do doanh nghiệp thu thập được mà còn là những nguồn thông tin quan trọng được cung cấp đầy đủ bởi các nhà cung cấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp như hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, các thông tin về chính sách Nhà nước… mà việc thiếu đi một trong vài thông tin liên quan đến vấn đề này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính của doanh nghiệp. Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin nhưng là nguồn thông tin có chọn lọc và có chất lượng, bởi cũng là thông tin nhưng nó có đầy đủ và trung thực không mới là điều quan trọng, điều này bản thân doanh nghiệp không tự làm được mà tùy thuộc vào những nhà cung cấp thông tin.

2.2. Độ chính xác của các chỉ tiêu và các nhân tố tác động

Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của các chỉ tiêu tính được như khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng sinh lời… và các nhân tố tác động như quan điểm của lãnh đạo về phân tích tài chính doanh nghiệp, công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính, người thực hiện phân tích tài chính… Nói như vậy có nghĩa là yếu tố chính xác được quan tâm hàng đầu, bởi vì phân tích tài chính dựa trên các con số tính toán được và chọn ra chỉ tiêu nào cần thiết phục vụ cho mục tiêu phát triển, dựa trên các con số này mà các nhà phân tích đưa ra những quyết định tài chính và những giải pháp do vậy chỉ cần một sự sai sót nhỏ có thể dẫn đến những sai phạm lớn cho những kết luận tài chính. Bên cạnh đó, chất lượng phân tích có tốt cũng do các nhân tố tác động được xác định chính xác như thế nào, ở từng nhân tố xem xét được mức độ ảnh hưởng của nó đến công việc phân tích tài chính để từng đó có thể nâng cao chất lượng phân tích.

2.3. Tính kịp thời của thông tin

Tính kịp thời của thông tin là yếu tố không thể thiếu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp hay nói cách khác là làm cho chất lượng phân tích tài chính được tốt hơn. Thông tin mang tính động rất cao, một thông tin có thể có giá trị hôm nay nhưng đến hôm sau nó lại bị lạc hậu do vậy để tạo nên các báo có chất lượng cần thiết cho phân tích tài chính các thông tin kế toán cần phải được cập nhật cao độ đến từng chi tiết, theo từng ngày để đảm bảo tính kịp thời. Tính kịp thời của thông tin làm tăng chất lượng phân tích còn thể hiện ở chỗ: các số liệu để phân tích được tập hợp qua nhiều năm và có độ chính xác cao.

Ví dụ: Để phân tích tài chính cho năm nào đó trong ngắn hạn hay trong dài hạn thì thông tin cung cấp không thể chỉ là số liệu của một năm trước đó mà là số liệu của 3-4 năm kế tiếp nhau mới có thể giúp các nhà phân tích có cái nhìn tổng quát và phân tích tài chính được tốt hơn.

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.

3.1. Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính

Để thực hiện công việc phân tích tài chính cần phải bao gồm các công việc từ khâu chuẩn bị kế hoạch, thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả. Các công việc này muốn thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong một doanh nghiệp. Mỗi phòng ban với chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự phân công của trưởng phòng mỗi người đều có phần việc của mình để hướng tới mục tiêu chung là tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Nguồn thông tin được thu thập từ các phòng ban là kết quả nội bộ quan trọng trên cơ sở được xử lý, chọn lọc bởi các nhà quản lý cấp cao được cung cấp cho quá trình phân tích tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính.

3.2.Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

3.3. Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì? làm như thế nào? áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chính tùy theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mới mang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.

3.5. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w