Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định trong năm 2009, 2010 và 9 thánh đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Đinh. (Trang 26)

2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhBình Định trong năm 2009, 2010 và 9 thánh đầu năm 2011. Bình Định trong năm 2009, 2010 và 9 thánh đầu năm 2011.

2.2.1.1. Năm 2009:

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân của cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng, nhất là tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu, đầu tư và du lịch; cùng với hệ quả của thiên tai xảy ra liên tiếp vào cuối năm làm thiệt hại lớn, gây thêm những khó khăn cho kinh tế-xã hội của tỉnh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương của Chính phủ, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra; đồng thời,

chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp điều hành của tỉnh đã đề ra. Dự ước kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2009 như sau:

1. Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm tăng 7,96% (kế hoạch 11%). Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:

+ Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,3% (kế hoạch 6%).

+ Công nghiệp, xây dựng tăng 7,43% (kế hoạch 17,5%). + Dịch vụ tăng 9,01% (kế hoạch 11%).

2. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt: 35,4% - 26,7% - 37,9% (kế hoạch 37%- 29% - 34%).

3. Sản lượng lương thực có hạt đạt 647.147 tấn (kế hoạch 670.000 tấn). 4. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,02% (kế hoạch 21%).

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD (kế hoạch 390-400 triệu USD).

6. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.315 tỷ đồng, chiếm 43,33% GDP (kế hoạch 9.500-10.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP).

7. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.661,5 tỷ đồng (kế hoạch 2.450 tỷ đồng), vượt 8,6% dự toán, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 1.846,5 tỷ đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 485 tỷ đồng (kế hoạch 1.650 tỷ đồng), vượt 11,9% dự toán, tăng 23,6% so cùng kỳ.

8. Giảm tỷ suất sinh 0,6%o (kế hoạch 0,6%o).

9. Tạo chỗ việc làm mới cho 23.000 lao động (kế hoạch 25.000 lao động), trong đó xuất khẩu lao động 297 người.

10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 34% (kế hoạch 34%).

11. Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,8% (kế hoạch dưới 10%).

12. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 90,57% (kế hoạch 90%).

13. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20,33% (kế hoạch 20,5%). 14. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,5% (kế hoạch 43,5%).

15. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 93% (kế hoạch 95%).

16. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 82% (kế hoạch 82%). Như vậy, năm 2009 tỉnh ta đã đạt kế hoạch được 8/16 chỉ tiêu, hầu hết là các chỉ tiêu về xã hội, các chỉ tiêu về kinh tế chỉ đạt chỉ tiêu thu ngân sách.

2.2.1.2. Năm 2010:

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, tỉnh ta nằm trong bối cảnh kinh tế thế giới bước đầu phục hồi, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; bên cạnh đó hậu quả thiên tai của năm trước để lại khá nặng nề, thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, thiếu điện, thiếu nước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh cùng các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ, các nhiệm vụ, giải pháp điều hành đã đề ra. Dự ước kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2010 như sau:

1. Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm ước tăng 11,03% (kế hoạch 10%).

Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:

+ Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,4% (kế hoạch 6,3%).

+ Công nghiệp, xây dựng tăng 14,56% (kế hoạch 14,1%). + Dịch vụ tăng 11,92% (kế hoạch 10,5%).

2. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2010 đạt: 34,73% - 29,76% - 35,51% (kế hoạch 35%- 27% - 38%).

3. Sản lượng lương thực có hạt đạt 674.900 tấn (kế hoạch 676.000 tấn). 4. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,97% (kế hoạch 12,7%).

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 429,9 triệu USD (kế hoạch 350 triệu USD).

6. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 10.200 tỷ đồng, chiếm 37,9% GDP (kế hoạch 10.500 tỷ đồng, chiếm 42% GDP).

7. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.948,5 tỷ đồng (kế hoạch 2.805tỷ đồng), vượt 5,1% dự toán, tăng 6,4% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 2.115,5 tỷ đồng, vượt 12,2% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ.

8. Giảm tỷ suất sinh 0,3%o (kế hoạch 0,4%o).

9. Tạo chỗ việc làm mới cho 25.200 lao động (kế hoạch 25.000 lao động). 10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 36% (kế hoạch 36%).

11. Tỷ lệ hộ nghèo còn 8% (kế hoạch dưới 8,3%).

12. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 94,96% (kế hoạch 90%).

13. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 18,6% (kế hoạch 20%). 14. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,7% (kế hoạch 44%).

15. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 48% (kế hoạch 48%).

16. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 93% (kế hoạch 93%). Nhìn chung, nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá so với năm trước, phần lớn (13/16) các chỉ tiêu chủ yếu đề ra từ đầu năm đều đạt và vượt kế hoạch.

2.2.1.3. 9 tháng đầu năm 2011:

Trong 9 tháng năm 2011, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước đang dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn: Tình hình lạm phát, mặt bằng lãi suất, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu và nhiều loại hàng hóa tiêu dùng liên tục tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ năm 2011, UBND tỉnh đã tập trung đề ra nhiều giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi triển khai thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đạt kết quả như sau:

Tổng sản phẩm địa phương (GDP) ước đạt 7.954,4 tỷ đồng, tăng 10,20% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước là 0,45% (9 tháng đầu năm 2010 tăng 10,65%); trong đó: nông, lâm thuỷ sản tăng 4,13% (riêng nông nghiệp tăng 3,09%); công nghiệp và xây dựng tăng 14,20% (công nghiệp tăng

13%, xây dựng tăng 18,13%); dịch vụ tăng 13,91%. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 38,50%; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,40%; dịch vụ chiếm 35,10% (cùng kỳ tương ứng là 38,70%-27%-34,30%). Các hoạt động văn hoá - xã hội có chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh cơ bản ổn định. Quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Nhận xét chung: Qua các năm ta thấy kinh tế của tỉnh Bình Định có bước

tăng trưởng nhưng vẫn còn chậm. Tỷ trọng của ngành công nghiệp vẫn còn thấp mà nguyên nhân là do: Sản xuất công nghiệp hiệu quả chưa cao, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng cao, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng, thị trường không ổn định.... Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp còn chậm. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chậm trễ. Công tác xúc tiến đầu tư nhất là đầu tư vào khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp có chú trọng nhưng hiệu quả thấp, một số dự án đăng ký đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ đã cam kết. Một số dự án trọng điểm triển khai chậm do ách tắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Đinh. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w