Iều động tàu đi trong băng:

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN ĐIỀU ĐỘNG TÀU VÀ QUY TẮC TRÁNH VA (Trang 37)

Hành trình:

Thường xuyên xác định vị trí tàu chính xác. Nếu phải dừng tàu, nên cho chân vịt quay chậm, duy trì việc bẻ lái từ mạn này sang mạn kia. Khi cho máy lùi, bánh lái phải để thẳng và không bẻ lái khi chưa hết trớn. Tàu có trớn tới mới bẻ lái.

Nếu việc va chạm vào băng là không tránh khỏi thì nên cho sống mũi tiếp xúc với băng, tránh va chạm bên lườn tàu.

Không quay trở đột ngột trong băng, lưu ý theo dõi chuyển động của phần lái tàu và tránh cho nó khỏi va chạm vào băng. Nếu tàu đang đứng im ta không nên tăng số vòng quay của máy đột ngột mà phải tăng từ từ nhằm đẩy băng ở lái ra xa

Neo đậu:

Hết sức nguy hiểm, do vậy cần chú ý băng di động có thể gây đứt neo, nếu phải thả neo nên thả 1 lượng lỉn tối thiểu bằng 1,5 ÷ 2 lần độ sâu để khi cần có thể nhanh chóng tháo lỉn và điều động tàu. Băng dày thì phải yêu cầu tàu phá băng hỗ trợ để vượt qua.

Ra vào cu:

Dùng tàu phá băng để phá băng trước sau đó tàu kéo sẽ kéo hoặc đẩy phần mũi tàu vào trong cầu. Bắt các dây phía mũi xong, gia cố và cho máy lùi để đẩy số băng ở mạn trong cầu về phía trước hoặc dùng các thiết bị hoặc tàu lai để làm công việc này.

Nếu khi ra cầu có băng mỏng thì dùng máy để đẩy băng rồi sau đó ra cầu theo phương pháp bình thường. Lưu ý khi điều động, tốc độ tàu phải đảm bảo an toàn sự va chạm giữa chân vịt và băng.

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN ĐIỀU ĐỘNG TÀU VÀ QUY TẮC TRÁNH VA (Trang 37)