Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 32 - 33)

1.5.6.1. Nội dung:

- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công nghệ sản xuất xác định giá thành sản xuất của sản phẩm chính bằng cách loại trừ chi phí sản xuất của loại sản phẩm phụ.

Z = Dđk + C - Dck - Clt

Trong đó:

Z: Tổng giá thành của sản phẩm chính. C: Tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp.

Dđk , Dck: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Clt: Chi phí cần để loại trừ ra khỏi tổng chi phí đã tập hợp. - Tính chi phí loại trừ:

Căn cứ vào giá thành kế hoạch sản phẩm phụ hay căn cứ vào giá bán của sản phẩm phụ để tính chi phí sản xuất của sản phẩm (lấy giá bán trừ lãi định mức của doanh nghiệp trừ VAT nếu có)

1.5.6.2. Điều kiện áp dụng:

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc thu được sản phẩm chính còn tạo ra sản phẩm

phụ. Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành chịu. Ngoài ra còn áp dụng cho trường hợp các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản xuất hoặc lao vụ lẫn nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.

Ngoài các phương pháp tính giá thành sản phẩm trình bày ở trên, tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành khác như:

- Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, một sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng hoặc tổ, đội sản xuất như các doanh nghiệp dệt, giày da, giấy...

- Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất có tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tính giá thành đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế thường áp dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số (hoặc tỷ lệ) + Phương pháp trực tiếp kết hợ p với phương pháp tổng cộng chi phí.

+ Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số (hoặc tỷ lệ) kết hợp với phương pháp tổng cộng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w