Và trong đề bài chúng ta chú ý có hoặc có thể tìm được IOIO. Sau khi tìm được IOIO(nhóm máu O) thì: => f(O) = p2 => IO = p
f(A) = q2 + 2 pq = m (với m(hằng số) là tỷ lệ của nhóm máu A cho trước trong bài hay chính là f(A))
=> IA = q
=> IB = 1 – p – q (hoặc có thể tính tương tự như cách tính IA)
VD: Ở người nhóm máu O (kiểu gen IOIO), nhóm máu A (kiểu gen IAIA,IAIO), nhóm máu B (kiểu gen IBIB,IBIO), nhóm máu AB (kiểu gen IAIB). Trong đó nhóm máu B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,46% và nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 4,25%. Tính tần số tương đối của các alen IA, IB, IO trong quần thể này.
Đáp án: IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69
GIẢI:
Kiểu gen IOIO =100% - 27,94% -19.46% - 4,25% = 48,35% => IO = 0.69
Ta có: gọi tần số alen IA là p, ta có: p2 +2.0,69.p = 0,1946 (do: 19,46% = 0,1946)
=> p = 0,13 => IA =0,13 => IB=1 - 0,69 - 0,13 = 0,18
BÀI TẬP
Bài 1:
Ở gà, cho biết các kiểu gen AA: lông đen, Aa: lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng. 1. Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên ở trạng thái cân bằng không? 2. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào?
3. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền ?
Bài 2:
Trong một quần thể có 3 kiểu gen trên một locut của NST với tỉ lệ: 16 9 AA: 16 6 Aa: 16 1 aa. 1. quần thể đó có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
2. thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ tiếp theo (thu được bằng thụ tinh chéo)3. quần thể tạo ra ở trường hợp 2 có ở trạng thái cân bằng di truyền nữa không? 3. quần thể tạo ra ở trường hợp 2 có ở trạng thái cân bằng di truyền nữa không?
Bài 3:
Ở ngô, bệnh bạch tạng ở lá do gen lặn b quy định. Đối gen của nó là gen B quy định lá xanh bình thường . Qua theo dõi thí nghiệm thấy số lượng cây bạch tạng chiếm tỉ lệ 25/104 tổng số cây tạo ra.
Tính tần số gen B, b và tần số kiểu gen BB, Bb ở loài ngô trên?
Bài 4:
Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể 1AA, 10Aa, 10aa. Xác định cấu trúc quần thể ở F3 trong trường hợp giao phối tự do.
Bài 5:
Xét tính trạng lặn mắt thỏi ở ruồi giấm do gen s quy định nằm trên NST X. Một quần thể ruồi giấm người ta đếm được 200 con ruồi mắt thỏi, trong số đó ruồi cái mắt thỏi bằng 2/3 ruồi đực. Tìm số lượng alen s có trong ruồi mắt thỏi nói trên?
Bài 6:
Ở mèo, màu lông hung do gen d quy định nằm trên NST X, lông đen do gen D. Vì D không lấn át hoàn toàn d nên mèo cái dị hợp tử này có màu lông tam thể. Khi kiểm tra 691 con mèo, xác định được tần số xuất hiện gen D: 81,3%, gen d: 10,7%. Số mèo tam thể đếm được 64 con. Xác định số lượng mèo đực và mèo cái lông hung và mèo cái màu lông khác? biết rằng việc xác định tần số gen dựa vào định luật Hacđi-vanbec.
Cho rằng ở lúa, màu xanh bình thường của mạ (quy định bởi gen A) trội so với màu lục (quy định bởi gen a). một quần thể lúa ngẫu phối có 10.000 cây, trong đó có 400 cây màu lục. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể
Bài 8:
Cho rằng ở bò các tính trạng được quy định như sau: Cặp gen AA quy định lông đỏ, Aa quy định lông khoang, aa quy định lông trắng. Một quần thể bò có : 4169 con lông đỏ, 3780 con lông khoang, 756 con lông trắng.
Xác định tần số tương đối của các alen?
Bài 9:
Tần số tương đối của alen a ở quần thể I là 0,3; còn ở quần thể II là 0,4. Hỏi quần thể nào có nhiều cá thể dị hợp hơn? Biết rằng cả 2 quần thể đều ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền của 2 quần thể đó.
Bài 10:
Một quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,6 AA: 0,2 Aa: 0,2aa. a. quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
b. nếu quá trình ngẫu phối diễn ra ở quần thể trên thì ở thế hệ tiếp theo cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào? truyền của quần thể như thế nào?
c. tần số tương đối của các alen được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện của định luật Hacđi- Vanbec có phụ thuộc vào trạng thái có hoặc không cân bằng của định luật Hacđi- Vanbec có phụ thuộc vào trạng thái có hoặc không cân bằng của quần thể ban đầu hay không?
Bài 11:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số khoảng 1/20000. Xác định tỉ lệ phần trăm số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp?
Bài 12:
Thành phần di truyền của các quần thể như sau: Quần thể I: 0,25 AA : 0,1 Aa : 0,65 aa
Quần thể II: 0,30 AA : 0,70 aa Quần thể III: 0,6 Aa : 0,4 aa.
1. các quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
2. khi sự ngẫu phối diễn ra thì cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo như thế nào? Có nhận xét gì về tần số tương đối của các alen trong 3 quần thể trên? nhận xét gì về tần số tương đối của các alen trong 3 quần thể trên?
Bài 13:
Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể là 0,8. Tần số tương đối của alen a ở phần đực trong quần thể là 0,2. Tần số tương đối của alen A ở phần cái trong quần thể là 0,4. Tần số tương đối của alen a ở phần cái trong quần thể là 0,6.
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất.
b. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì có cấu trúc như thế nào?
Bài 14:
Cấu trúc di truyền của các quần thể ban đầu như sau: Quần thể I : 31 AA : 11 aa
Quần thể II: 21 AA : 10 Aa : 10 aa.
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ trong 2 trường hợp ngẫu phối và nội phối.
Bài 15:
Thế hệ ban đầu có 2 cá thể mang kiểu gen aa và 1 cá thể mang kiểu gen Aa.
Cho 3 cá thể trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó lại cho ngẫu phối ở thế hệ thứ tư. Cho biết, gen A quy định hạt đỏ, a quy định hạt trắng.
Xác định tỉ lệ hạt đỏ và hạt trắng ở thế hệ thứ tư. Cho rằng các cây đều sống sót và sinh sản bình thường .
Sự di truyền nhóm máu A, B, AB và O ở người do 3 alen chi phối là IA, IB, I0. Trong đó, IAA, IA I0 quy định nhóm máu A. IB IB, IB I0 quy định nhóm máu B. IA IB quy định nhóm máu AB. I0I0 quy định nhóm máu O.
Giả thiết trong một quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là: A = 0.36; B = 0.23; AB = 0.08; O = 0.33.
Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu.
Bài 17:
Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì tỉ lệ cá thể đưa vào sản xuất là bao nhiêu?
MỤC LỤC
I.Cách nhận dạng quy luật di truyền:...1 II. Phương pháp giải bài tập:...4