Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 49)

Chương trình giám sát môi trường cần tập trung vào các đối tượng chính sau : không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, đất và sức khỏe cộng đồng.

(1). Giám sát môi trường không khí

- Không khí bên trong hàng rào nhà máy: tại các phân xưởng sản xuất, đặc biệt là khu vực lò hơi, nấu bột giấy, tẩy.

- Không khí xung quanh nhà máy:

+ Các điểm đo cách ống khói nhà máy ở những khoảng cách phù hợp, theo hướng gió chủđạo về mùa đông và mùa hè.

+ Các điểm đo tại những điểm dân cưở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủđạo về mùa đông và mùa hè.

+ Thông số cần giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, Cl2, H2S, CH3-S-CH3 - Không khí tại khu vực hệ thống xử lý nước thải cần giám sát: mùi, khí CH4, H2S. - Tần suất giám sát : Khí thải : 04 đợt/năm; không khí : 02 đợt/năm

- Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998).

(2). Giám sát môi trường nước

- Công trình xử lý nước thải (Đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải). - Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải của nhà máy: Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận nước thải.Thông số cần giám sát: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, Phenol, Độ mầu, tổng kiềm, ...

- Tần suất giám sát : Nước thải : 04 đợt/năm; nước mặt : 02 đợt/năm

- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường (QCVN 08/– 2008/BTNMT).

(3). Giám sát chất lượng nước ngầm

- Thông số chọn lọc: pH, độ màu, độ cứng, TDS, Clorua, Florua, Nitrat, Nitrit, Sunfat, Mangan, tổng Sắt, Chì, Thuỷ ngân, Kẽm, E.Coli, Tổng Coliform;

- Sốđiểm giám sát: xung quanh khu vực dự án; - Tần số khảo sát: 06 tháng /lần.

- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường (QCVN 09/– 2008/BTNMT) và Tiêu chuẩn nước sạch kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

(4). Giám sát môi trường đất

- Lựa chọn vị trí giám sát môi trường đất tại vùng đất bị ô nhiễm do bụi than, khí

độc hoặc vùng đất bị ngập bởi nước thải.

- Yếu tố giám sát: hàm lượng mùn, kim loại nặng và dầu mỡ. - Tần suất giám sát : 02 đợt/năm

- Tiêu chuẩn so sánh : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường (QCVN 03:2008/BTNMT, QCVN 15:2008/BTNMT).

(5). Giám sát khác:

Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)