Các chỉ tiêu quan trắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG CAO SU VÔ TÍNH LAI HOA MỚI TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM TẠI TÁNH LINH BÌNH THUẬN (Trang 27)

3.4.1 Sinh trưởng

Vanh thân (cm) được đo bằng thước dây ở độ cao cách mặt đất 100 cm, đánh dấu sơn cố định vị trí đo.

Dày vỏ nguyên sinh (mm): Đo dày vỏ nguyên sinh vào tháng 04/2013 bằng đót kiểm tra kỹ thuật cách 2 cm trên đường mở miệng cạo, đo 1 lần vào lúc mở cạo.

Dày vỏ tái sinh (mm): Đo dày vỏ tái sinh vào tháng 04/2013 bằng đót kiểm tra kỹ thuật cách 2 cm dưới đường mở miệng cạo, đo 1 lần vào lúc mở cạo.

3.4.2 Sản lượng cá thể (g/c/c)

Sản lượng dựa vào lượng mủ khô trên một cây cho một lần cạo, được tính bằng đơn vị gram/cây/lần cạo (g/c/c).

Trên các vườn sơ tuyển, chỉ tiêu năng suất được quan trắc theo qui trình của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Theo quy định thời gian mở cạo và chế độ cạo: thí nghiệm được mở cạo khi trên lô thí nghiệm có ít nhất 50 % cây đạt vanh từ 48 cm trở lên, mở cạo hết cây ngay lần đầu để có thể đánh giá năng suất các cá thể cùng giống lúc bắt đầu khai thác.

Sản lượng được theo dõi mỗi tháng 2 lần (theo dõi tháng 5 và tháng 6) vào những ngày thời tiết tốt và rơi trong khoảng ngày 10 và 20 hàng tháng, với chế độ cạo S/2 d3. Toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm được cạo trong cùng ngày.

Sản lượng mủ được thu bằng phương pháp đánh đông tại lô. Mủ nước được đánh đông ngay trong chén hứng mủ bằng dung dịch acid acetic 3 % và thu lại bằng cách xâu vào dây kẽm. Sau đó, mủ sẽ được rửa sạch và hong khô bằng cách treo nơi khô ráo. Trong vòng một tháng, đem cân sản lượng mủ khô từng cây trong mỗi nghiệm thức.

3.4.3 Bệnh hại

Theo dõi một số loại bệnh xuất hiện trong thời gian theo dõi thí nghiệm. Đánh giá hai bệnh hại chính ở cây cao su gồm bệnh phấn trắng và bệnh Corynespora.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG CAO SU VÔ TÍNH LAI HOA MỚI TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM TẠI TÁNH LINH BÌNH THUẬN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w