Vai trò của nhà nước trong quản lý khu vực công

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản lý công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG (Trang 33)

Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các thành phần kinh tế cùng phát triển . bao gồm : hỗ trơ để bảo vệ các hoạt động cạnh tranh và khuyến khích cạnh tranh có hiệu quả . cạnh tranh chính là sự ganh đua để vượt trên các đối thủ cạnh tranh . nhà nước khuyến khích các hoạt động cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thi trường, vừa tạo nên sự ganh đua nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời đẩy nhanh các thành phần nền kinh tế nước nhà . Để làm được điều này nhà nước ta đã xây dựng một hành lang pháp lý quy định về các hoạt động của các đối tượng tham gia khu vực công nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Khu vực công có một đặc trưng cơ bản là tính công quyền. Tính công quyền của khu vực công đòi hỏi các cơ quan khu vực công trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo pháp luật. Mặt khác các cơ quan khu vực công, các cá nhân có thẩm quyền phải nắm vững và sử dụng đúng quyền lực, chức năng nhiệm vụ được trao. Các vấn đề này đợc qui định trong thể chế khu vực công. Do vậy thể chế khu vực công là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước.

Thể chế khu vực công là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Các cơ quan khu vực công được thành lập theo Hiến Pháp, luật, các văn bản dưới luật. Hiến pháp, luật các văn bản dới luật cũng qui định chức năng, nhiệm vụ cho mỗi loại cơ quan, các cơ quan khu vực côngcần có ở trung ương và địa phơng mỗi loại quan hệ công tác giữa các cơ quan khu vực công. Từ đó có thể thấy rằng thể chế Khu vực công là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.

Thể chế khu vực công là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực. Trong các yếu tố cấu thành thể chế khu vực công thể chế có một yếu tố quan trọng là hệ thống văn bản qui định về chế độ công vụ và quy chế công chức. Hệ thống văn bản này quy định việc quản lý các cán bộ công chức trong hệ thống khu vực công trên các nội dung tuyển dụng sử dụng, đánh giá, khen thởng, kỷ luật, đào tạo bồi dỡng CBCC…

Thể chế khu vực công là cơ sở để các chủ thể khu vực công huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Để thực hiện chức quản lý khu vực công trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội các cơ quan khu vực công phải có nguồn lực cần thiết. Việc xây dựng các nguồn lực xã hội như thế nào? Phân bố sử dụng ra sao các mục đích gì. Tất cả được qui định trong hệ thống thể chế khu vực công .

Thể chế khu vực công là cơ sở để các chủ thể khu vực công giải quyết mối quan hệ với dân.

Thể chế khu vực công có hệ thống các quy định về quyền nghĩa vụ của cá nhân công dân các tổ chức xã hội, về quyền nghĩa vụ này là cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan khu vực công với công dân, tổ chức xã hội.

Để thể chế khu vực công, phát huy được vai trò của mình trong hoạt động quản lý nhà nước thì việc cải cách thể chế khu vực công là việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là cải cách thể chế khu vực công thì cải cách trên các phương tiện nào, tập trung vào mặt nào, Hội nghị lần thứ tám (khoá VII) BCH trung ương Đảng đã khẳng định cải cách thể chế khu vực công ở nước ta tập trung vào 5 vấn đề cơ bản.

- Cải cách một bước cơ bản hệ thống thủ tục hành chính nhằm góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước.

- Cải cách việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân với cán bộ, công chức trong bộ máy khu vực công và các tổ chức của bộ máy khu vực công.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế về tài chính.

- Đối mới quy trình lập pháp lập quy ban hành các văn bản pháp luật Nhà nước.

- Nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật

Cải cách hệ thống thể chế của nền hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp vì nó động chạm đến hệ thống thể chế hành chính cũ, tức là động chạm đến lợi ích cục bộ, bản vị của cá nhân, của cơ quan quản lý khu vực công vốn quen với cung cách quản lý điều hành của cơ chế bao cấp, thiếu kỷ luật, kỷ cương. Nhng công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt ra những đòi hỏi phải cải cách hệ thống khu vực công trong đó cải cách thể chế là một bộ phận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội của sự phát triển nền kinh tế

thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự hoàn thiện nền dân chủ XHCN, của đòi hỏi về sự hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản lý công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG (Trang 33)