CPI giảm tốc nhưng vẫn cao

Một phần của tài liệu Những tác động của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát tại Việt nam từ 2008 đến nay, đề xuất một số kiểm soát lạm phát bằng chính sách tiền tệ (Trang 31)

3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT BẰNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.7 CPI giảm tốc nhưng vẫn cao

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng, giảm một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước như sau:

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2012 của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn đã tăng 0,37% so tháng trước và tăng 6,75% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mức tăng CPI tính theo tháng đã giảm mạnh so tháng trước. CPI tháng 9 đã tăng so tháng trước đó 2,47%.

Theo số liệu của cơ quan này, giá cả của tất cả các nhóm hàng trong tháng 10 đều tăng so tháng trước, tuy nhiên chỉ số tăng không đáng kể.

Tháng này chỉ có nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng trên 1% (tăng 1,17%) phần lớn do giá gas tăng.

Còn lại, các mặt hàng lương thực giảm nhẹ so tháng trước (giảm 0,02%), giá thực phẩm ổn định và gần như không biến động nhiều so tháng trước. Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép mùa hè, bát đĩa, xà phòng ... có xu hướng tăng nhẹ (tăng 0,41%).

Từ đầu tháng, giá gas lại tiếp tục tăng 16.000 đ/bình 12 kg, hiện giá gas trên thị trường có giá dao động từ 420.000 – 460.000 đ/bình tùy hãng.

Không nằm trong rổ tính giá, song trong tháng 10 giá vàng biến động tăng liên tục, tăng 4,52% so tháng trước.

Cũng tại báo cáo này, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong tháng dự kiến đạt 870.422 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 5,9% so tháng 12/2011.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 2,5% và 20,5%, phát hành giấy tờ có giá bằng 87,5% và 49,7%, tiền gửi thanh toán tăng 2,3% và 8,4%.

Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 10 đạt 613.478 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 4,7% so tháng 12/2011, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,7% và 2,59%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,1% và 7,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so tháng trước và tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,9% và 12,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7% và 8,3%.

Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm là sản xuất chế biến thực phẩm (giảm 1,5%), dệt (giảm 17,5%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 3,2%)...

CPI tháng 10 đã tăng chậm lại; tính chung 10 tháng thấp thứ 3 so với cùng kỳ 8 năm trước; tính theo năm tuy cao hơn 2 tháng trước, nhưng thấp hơn từ tháng 7 trở về trước. Mặc dù có thể tăng cao hơn trong 2 tháng cuối năm, nhưng tính chung cả năm vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiềm chế có sự đóng góp lớn của nông nghiệp, nông dân do tính chung 9 tháng giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; có một phần do tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, số dư tiền gửi cao, giá USD giảm.

Hiện nay, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm dưới 8%, có nghĩa là 2 tháng cuối năm sẽ tăng thêm không quá 2%. Với tình hình kinh tế hiện nay thì mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam vẫn cao so với khu vực. Trong tương quan với 04 nền kinh tế ở Đông Nam Á, trong khi 04 nước còn lại đều có tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua, thì Việt Nam có tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục. Và điều này khiến cho các giải thích ở Việt Nam về việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do “giá cả thế giới tăng cao” hoặc do “khủng hoảng của thế giới” trở nên rất ngờ nghệch vì cơ cấu kinh tế của Việt Nam không khác quá nhiều so với cơ cấu kinh tế của bốn nước còn lại.

CPI growth rate (%) 2008 2009 2010 2011 2012

(E)

Malaysia 0.6 1.7 3.2 2.8

Indonesia 9.8 4.8 5.1 5.4 6.4

Philippines 4.1 3.9 4.7 3.5

Vietnam 19.9 6.5 11.8 18.1 9.5

Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Malaysia trong 4 năm qua đều ở mức rất thấp. Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng chỉ có 3.2% và năm nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này cũng chỉ 2.8%. Thái Lan thậm chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau đó tăng lên trên 3% vào năm 2010 và 2011. Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ có 3.5%.

Philippines có tốc độ trượt giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái Lan, với chỉ số CPI tăng xấp xỉ 4% trong suốt 4 năm vừa qua.

Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu nữa thì xuyên thủng mốc một con số. Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ nhiệt từ năm 2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4 năm gần đây nhất.

Đối lập với bức tranh trên, lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng mốc 20% vào năm 2008 do kết quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007 (51%). Do tăng tín dụng được siết lại vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%, nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần như xuyên thủng mốc 20%. Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của Việt Nam sẽ thấp hơn mốc 10% đôi chút.

Và với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, nếu ta áp dụng những biện pháp để kích thich nền kinh tế có thể lạm phát sẽ quay lại. Nên việc theo dõi, kiềm chế lạm phát luôn phải được đề ra trong các chính sách.

Một phần của tài liệu Những tác động của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát tại Việt nam từ 2008 đến nay, đề xuất một số kiểm soát lạm phát bằng chính sách tiền tệ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w