Tác động đến chiến lược, môi trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng không Singapore(SIA) (Trang 27)

Tác động của chính phủ đến chiến lược phát triển và môi trường cạnh tranh của Singapore Airlines chủ yếu thông qua các hiệp đinh tự do song phương và đa phương mà Singapore kí kết với các nước khác.

Khi hai nước không có những mối quan hệ song phương hay đa phương thì sự giao lưu nói chung và sự phát triển ngành hàng không giữa hai nước nói riêng cũng bị hạn chế. Các hiệp định song phương và đa phương của chính phủ Singapore với các nước như là tiền đề cho sự mở rộng thị trường bay của ngành hàng không Singapore. Singapore Airlines có điểm đến ở hơn 66 nơi của hơn 35 nước trên thế giới4 một phần không nhỏ dựa các hiệp định song phương và đa phương được thiết lập của chính phủ nước này.

Bên cạnh đó, các hiệp định song phương và đa phương này kích thích tự do thương mại, trao đổi, buôn bán hàng hóa…giữa Singapore và các nước khác. Đó là một động lực không nhỏ cho sự phát triển của ngành hàng không ở đây.

PHẦN III: TỔNG KẾT

Chính phủ Singapore mặc dù chiếm đa số vốn trong Singapore Airlines nhưng lại không thực sự ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của hãng. Những ảnh hưởng của chính phủ Singapore lên Singapore Airlines không thực sự trực tiếp và riêng lẻ mà là sự ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng không nước này. Chính điều đó đã tạo ra cho SIA có những cơ hội và thách thức sau:

1. Cơ hội

Những gì SIA đã đạt được:

+Thương hiệu đã được khẳng định. Lấy hình ảnh “Cô gái Singapore”, SIA đã khẳng định được thương hiệu của mình là một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới và luôn đứng ở top đầu mọi bảng xếp hạng về các hãng hàng không trên thế giới. Thương hiệu SIA đã đi vào lòng khách hàng như một thương hiệu với chất lượng dịch vụ bay tốt nhất và đã được chứng nhận là hãng hàng không có chất lượng dịch vụ 5 sao. Có thể nói, đó là một trong những tiền đề quan trọng mà SIA đã đạt được khi khắc thương hiệu của mình vào trong lòng hành khách.

+Bên cạnh thương hiệu, trong suốt những năm từ khi thành lập (kế từ khi tách riêng ra khỏi Malayan Airways năm 1972), SIA đã thiết lập được một thị trường bay đáng kể, chiếm một thị phần nhất định trong thị trường bay thế giới.

+Đội ngũ nhân viên, quản lý của SIA làm việc chuyên nghiệp, tay nghề cao là một trong những tiền đề quan trọng khác đáng kể mà SIA đã đạt được.

+Bên cạnh những đạt được trên, năm 2000, SIA đã chính thức là thành viên của liên minh hàng không lớn nhất thế giới Star Alliance và nhanh chóng trở thành một trong những hãng bay nòng cốt của Star Alliance. Khi gia nhập Star Alliace, SIA có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình tới khắp nơi trên thế giới, mở rộng thị trường bay và tranh thủ sự giúp đỡ của các hãng hàng không khác như tiếp cận thị trường bay mới,…

Tuy nhiên, cần phải nhận thức thấy rằng, SIA đã là một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới, nhưng liệu trong tương lai SIA có còn giữ được vị thế đó hay không. Kinh tế, xã hội thì ngày càng phát triển, các hãng hàng không khác thì ngày càng đổi mới và phát triển, SIA sẽ không giữ được vị trí của mình nếu không làm gì đó. Đổi mới, đó là một trong những điều SIA luôn cần. Ngay

cả khi đã đổi mới thì cũng cần biết rằng tuổi thọ của những đổi mới này là rất ngắn. Đổi mới không còn là đổi mới nữa nếu các hãng khác cũng đổi mới như SIA.

Để giữ được vị thế của mình và không ngừng lớn mạnh, SIA cần ý thức được những gì mình đã đạt được, những tiền đề là động lực quan trọng cho SIA, đồng thời cũng cần ý thức được những gì cần làm để giữ được vị thế đó trên thị trường bau quốc tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng không Singapore(SIA) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w