ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ THẾ GIỚI VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA (Trang 25)

ĐỊNH HÓA CỦA VIỆT NAM

3.1.1 Đánh giá của IMF

Thông cáo báo chí của IMF cũng khẳng định thị trường tài chính đã bình ổn trở lại, nhờ nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Thặng dư cán cân vãng lai tăng lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2012 một phần nhờ nhập khẩu thấp và hoạt động kinh tế yếu. IMF nhấn mạnh rằng những thành tựu đã đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong năm 2012 đã cải thiện độ tín nhiệm của các thành viên tham gia thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước.

IMF cũng khuyến nghị Chính phủ để giữ vững các lợi ích từ ổn định kinh tế vĩ mô, rất cần duy trì vị thế chính sách hiện tại. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì vị thế chính sách tiền tệ hiện nay, và bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích tài khóa.

Trong tương lai, những kết quả đạt được gần đây cần phải được củng cố thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để tăng thêm dự trữ quốc tế và đệm ngân sách.

IMF rất ủng hộ việc các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt đầu các cải cách cấu trúc quan trọng trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Trưởng Đoàn cán bộ IMF, ông Alfred Schipke cũng đã khẳng định trong hơn một năm qua, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ. Chính điều này đã góp phần vào sự ổn định của thị trường ngoại hối và cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng khả năng ứng phó với các ảnh hưởng từ bên ngoài bằng việc tăng dự trữ ngoại hối.

3.1.2 Đánh giá của WorldBank:

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. “Năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện trong cán cân đối ngoại”, “Cần tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.”

Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô. Các rủi ro bao gồm (i) dự trữ ngoại tệ thấp; (ii) cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất mong manh, (iii) nguy cơ không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; (iv) tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và (v) mất niềm tin vào ngành ngân hàng.

Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định “Với sự gia tăng áp lực lên nguồn ngân sách, Chính phủ đang đứng trước một số lựa chọn chính sách quan trọng, trong khi cố gẵng cân bằng hai mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh hơn và ổn định kinh tế vĩ mô,”

Tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm hơn mong đợi và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có thể thực hiện các mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước; cần chú ý thích đáng hơn nữa tới sự phức tạp và đặc thù của từng doanh nghiệp; và cần tăng cường cơ chế kiểm soát và phối hợp. Nợ xấu ngành ngân hàng (và cách tính nợ xấu thực sự) vẫn rất quan ngại và cần chú ý tới vấn đề phá sản, mất khả năng thanh toán, quyền của chủ nợ - những vấn đề sẽ tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu nợ doanh nghiệp.

26 26 Về thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam, báo cáo cho biết xuất khẩu vẫn duy trì mạnh trong những năm gần đây mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp. Báo cáo đề xuất tập trung hơn vào các mặt hàng có giá trị cao nhưng muốn vậy đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng vận tải và kho vận ngoại thương, thủ tục cho thương mại và tổ chức chuỗi cung ứng.

27 27

Tài liệu tham khảo

1. Macroeconomics- N.Gregory Mankiw- Worth Publishers (Eighth Edition) 2. Số liệu công khai NSNN - Bộ Tài chính.

3. TS. Tô Trung Thành (2012). “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân: Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM” - Bài nghiên cứu NC-27, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế,

4. Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Ổn định vĩ mô – cái gì, tại sao và thế nào? - http://phan-minh- ngoc.blogspot.com/2014/02/on-inh-vi-mo-cai-gi-tai-sao-va-nao-bai.html

6. Nguyên nhân và chính sách bình ổn khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam - http://dulieuonline.vn/nguyen-nhan-va-chinh-sach-binh-on-khung-hoang-kinh-te-o- viet-nam/

7. Definition of stabilization policy - http://www.investopedia.com/terms/s/stabilization- policy.asp

8. Việt Nam cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2013/12/02/Vietnam-8217-s-

macroeconomic-stability-continues-to-improve-critical-risks-remain

9. Báo cáo năng suất lao động - http://www.vnpi.vn/Desktop.aspx/Bao-cao-NS/Bao-cao- nang-suat/Bao_cao_nang_suat_hang_nam/Desktop.aspx?desktop=Bao-cao-

NS&catName=Bao-cao-nang-suat&contId=Bao_cao_nang_suat_hang_nam

10.Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam của PGS.,TS. Tô Kim Ngọc và PGS.,TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)