II. Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của
3. Giải pháp và phương hướng hoàn thiện
3.1.Kiến nghị
Qua nghiên cứu, tìm hiểu từ lý luận đến thực tiễn hoạt động kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán - Tổng công ty Sông Đà với những tồn tại đã nêu ở phần trên em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện chu trình này như sau:
Về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà: Do mới chuyển thành một công ty hạch toán độc lập với Tổng công ty nên cơ cấu tổ chức cũng như đội ngũ nhân viên của Công ty cần phải được tiếp tục tăng cường; hơn thế nữa Tổng công ty Sông Đà là một Tổng công ty lớn mạnh với rất nhiều đơn vị thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực khắp địa bàn toàn quốc. Với đội ngũ nhân viên công ty hiện nay còn rất mỏng (khoảng hơn 30 người) do đó chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm toán với một khối lượng rất lớn như vậy.
Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình công ty cần có đội ngũ KTV có trình độ chuyên môn cao về tài chính kế toán, cần bổ sung thêm những người có kinh nghiệm năng lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Tổng công ty vì họ sẽ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty nhiều hơn. Tuyển chọn đội ngũ nhân viên trẻ, có sức khoẻ và nhiệt tình trong công tác đặc biệt là được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. KTV của công ty cần phải được tiếp tục đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng. Về lâu dài cần tổ chức các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, tổ chức các cuộc tiếp xúc trao đổi với các chuyên gia kiểm toán thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm trau dồi và nâng cao trình độ của KTV nội bộ.
Về công tác kiểm toán cần mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động kiểm toán nội bộ như kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
Về quy trình bán hàng-thu tiền
- Vấn đề đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, và rủi ro kiểm soát:
Tài liệu mô tả về hệ thống kiểm soát nói chung và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ từng khoản mục hay bộ phận riêng rẽ sẽ là những bằng chứng chứng minh mức độ hiểu biết của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng.
Để thực hiện có hiệu qủa công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán công ty nên có một mẫu sẵn đối với mọi cuộc kiểm toán, KTV đều có thể áp dụng đảm bảo thu thập được những thông tin cơ sở cần thiết một cách hiệu quả mà vẫn bảo đảm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. KTV có thể thực hiện cách này thông qua việc sử dụng Bảng câu hỏi đóng về hệ thống kiểm soát nội bộ với nội dung cụ thể, cố định đối với mọi trường hợp với câu trả lời "Có" hoặc "Không". Trên cơ sở đó KTV sẽ đưa ra nhận xét sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nói chung hoặc với từng chu trình. Qua đó KTV có thể đánh giá được rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục.
Bảng số 25:Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng
1- Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu của khách hàng không?
2- Có đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng không? 3- Những người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu có được tham gia giao hàng hay không?
4- Khách hàng có dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi chưa?
5- Thường xuyên rà soát các khoản công nợ phải thu đối chiếu với khách hàng không?
6- Việc hạch toán các khoản phải thu có dựa trên căn cứ chứng từ không?
7- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng kỳ không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản phải thu
Ghi chú: Rủi ro kiểm soát đối với các khoản phải thu
Khá Thấp
Bảng số 26: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hàng
Câu hỏi Có Không Không
áp dụng
1- Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ các hoá đơn bán hàng (hoặc các chứng từ hợp lệ khác), các hợp đồng mua hàng không?
2- Có chữ ký của khách hàng trong hoá đơn giao hàng không?
3- Việc sử dụng hóa đơn bán hàng có theo đúng quy định hiện hành (STT hoá đơn, NT hoá đơn) không?
4- Các chức năng giao hàng và viết hoá đơn có cách biệt hay không
5- Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại có được phê chuẩn của người phụ trách không?
6- Khách hàng có theo dõi hàng gửi đi bán hay không? 7- Có theo dõi riêng từng khoản doanh thu không?
8- Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản doanh thu
Ghi chú: Rủi ro kiểm soát các khoản doanh thu
Trung bình Trung bình
Trọng yếu là khái niệm quan trọng của kiểm toán. Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào mức độ trọng yếu và rủi ro là phương pháp khoa học hợp lý phù hợp với bản chất và mục tiêu kiểm toán. Tuy nhiên, tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán KTV thường đánh giá mức độ trọng yếu định tính hơn là định lượng, dựa trên kinh nghiệm và phán đoán nghề nghiệp. Do vậy với những KTV khác nhau, trong cùng một điều kiện kiểm toán có thể đánh giá mức trọng yếu khác nhau do các thủ tục kiểm toán được thực hiện cũng không như nhau.
Để vận dụng việc đánh giá tính trọng yếu có hiệu quả hơn Công ty kiểm toán cần xây dựng thành những "Biểu chỉ đạo về tính trọng yếu" nhằm hướng dẫn cụ thể cho nhân viên Công ty vận dụng đánh giá sai sót, chênh lệch với các bước tiến hành như đã trình bày ở phần lí luận.
- Trong quá trình phân tích, đánh giá khoản phải thu KTV cần lập bảng phân tích công nợ theo từng nhóm tuổi, phân tích và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái:
Bảng số 27: Bảng phân tích công nợ theo nhóm tuổi
Tên khách hàng Nợ hiện còn Nợ trong hạn Nợ quá hạn 1 –30 ngày Nợ quá hạn 31 – 60 ngày Nợ quá hạn 61- 90 ngày Nợ quá hạn 91-120 Ngày Nợ quá hạn trên 120 ngày … … .. … … … … … Tổng cộng
- Vấn đề chọn mẫu kiểm toán trong chu trình bán hàng thu tiền:
Trong quá trình kiểm toán với một số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn KTV không có đủ thời gian cũng như chi phí để tiến hành kiểm tra toàn bộ vì vậy cần phải sử dụng kỹ thuật chọn mẫu sao cho vẫn phải đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ và hiệu lực của bằng chứng cần thu thập trong quá trình kiểm toán. Đối với Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán việc chọn mẫu thường áp
dụng cách chọn mẫu theo quy luật số lớn. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí nhưng cũng có hạn chế vì sai sót đôi khi vẫn chứa đựng trong nhiều mẫu nhỏ và tổng cộng sai sót đó sẽ gây ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
Do vậy KTV nên tìm hiểu và áp dụng thêm nhiều phương pháp chọn mẫu khác áp dụng cho từng đối tượng kiểm toán khác nhau:
+ Chọn ngẫu nhiên: Tất cả các yếu tố của đối tượng đều có cơ may được chọn, ví dụ sử dụng một chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc bảng ngẫu nhiên.
+ Lựa chọn theo hệ thống: Chọn các yếu tố bằng cách áp dụng bước nhảy không đổi giữa các yếu tố chọn. Để sử dụng phương pháp hệ thống KTV phải đảm bảo rằng đối tượng không có một cơ cấu khiến cho bước nhảy chọn mẫu ứng với một đặc điểm riêng nào đó của đối tượng.
+ Lựa chọn bất kỳ: KTV lựa chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào.
- Về giấy tờ làm việc của KTV:
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản KTV nên tổng hợp các sai sót khi phát hiện vào bảng kê chênh lệch với những sai sót đã được xác minh và bảng kê xác minh với những sai phạm chưa được xác minh. Điều này sẽ giúp cho trưởng đoàn kiểm toán dễ dàng tổng hợp và đối chiếu kết quả kiểm toán.
Bảng số 28:Bảng kê chênh lệch
Chứng từ
Diễn giải Chênh lệch Mức độ sai phạm
SH NT Sổ sách Thực tế Chênh lệch
Bảng số 29:Bảng kê xác minh
Chứng từ
Diễn giải Số tiền Đối tượng xác minh Mức độ sai phạm
3.2.Điều kiện thực hiện kiến nghị:
Để có thể hoàn thiện được công tác tổ chức kiểm toán nội bộ nói chung cũng như quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền nói riêng cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía
Về phía Nhà nước: Bộ Tài Chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đốivới hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân và hơn thế nữa còn là cơ quan trực tiếp quản lý vốn và nguồn phí của Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước nên có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển và hoàn thiện kiểm toán nội bộ.
Vì vậy để thực hiện các giải pháp hoàn thiện Nhà nước cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với kiểm toán nội bộ.
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán nội bộ; các quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức đăng ký và quản lý thống nhất danh sách KTV nội bộ.
- Yêu cầu tất cả các Tổng công ty phải tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ do đây là yêu cầu tất yếu giúp cho các Tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
- Tiến hành soạn thảo, ban hành và công bố các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán tiếp theo. Đây chính là cơ sở để vận dụng vào các hoạt động của kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở đó nghiên cứu, soạn thảo, ban hành và công bố các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ làm căn cứ cho kiểm toán nội bộ được thực hiện và hoạt động đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Tổ chức các buổi hội thảo về kiểm toán nội bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phản ánh, trao đổi kinh nghiệm về thực trạng tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp mình.
- Bên cạnh đó tại Việt Nam Hội Kế toán Việt Nam có vai trò to lớn trong việc phát triển kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng, tham gia vào soạn thảo, ban hành các Chuẩn mực kế toán kiểm toán, quy trình đào tạo, thi cấp chứng chỉ, do vậy để thực hiện tốt công việc trên Hội Kế toán Việt Nam phải không ngừng phối hợp và nhận sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
Từ phía Tổng công ty Sông Đà: Ban lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa và
có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt cho Công ty kiểm toán và tư vấn dịch vụ tài chính kế toán có điều kiện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình..
Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ một cách thích hợp và có hiệu quả, ban hành quy chế kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty phù hợp với quy chế của Nhà nước như: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động…
Tuyển chọn và đào tạo các KTV có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kiểm toán của Tổng công ty.
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập vừa qua, em đã có dịp tiếp cận với công việc thực tế tại Công ty kiểm toán và tư vấn dịch vụ tài chính kế toán - Tổng công ty Sông Đà và tìm hiểu, phân tích các bước thực hiện quy trình kiểm toán bán hàng và thu tiền.
Với những hiểu biết qua đợt thực tập, bản thân em đã có những nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị với mong muốn đóng góp ý kiến của mình để nâng cao hoạt động kiểm toán nội bộ, và đặc biệt là quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền tại các đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty Sông Đà.
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô giáo Nguyễn Hồng Thuý và các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các cô chú và anh chị trong Công ty kiểm toán và tư vấn dịch vụ kế toán - Tổng công ty Sông Đà đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn thực tập này.
Mặc dù đã có những nỗ lực của bản thân nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế cũng như bước đầu đi vào thực tế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01 Kiểm toán tài chính- Chủ biên: GS-TS Nguyễn Quang Quynh
02 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam I - Bộ tài chính - Nhà xuất bản Tài chính 03 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam II- Bộ tài chính - Nhà xuất bản Tài chính 04 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam III - Bộ tài chính- Nhà xuất bản Tài chính 05 Kiểm toán nội bộ hiện đại – Victor Z. Brink, Herbert Witt- NXB Tài chính 06 Kiểm toán – Vương Đình Huệ – Nhà xuất bản Tài chính
07 Những quy định pháp luật về Kiểm toán – Nhà xuất bản Tài chính 08 Kiểm toán – Alvin A. Arens, Jame K.Loebbecke – NXB Thông kê 09 Lý thuyết kiểm toán – Nguyễn Quang Quynh NXB Tài chính 10 Tạp chí kiểm toán 2002, 2003, 2004