Bảng 6.2: Các chỉ tiêu khả năng hoạt động Công ty Cổ phần xây dựng 9 Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng 9

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (Trang 91)

T

T

Chỉ tiêu Công thức Năm

2006 Năm 2005 1 Vòng quay hàng tồn kho 1,15 1,14 2 Vòng quay vốn lưu động 0,65 0,6 3 Vòng quay các khoản phải thu

2,2 1,61

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Vòng quay các khoản phải thu năm 2006 đã tăng nhiều so với năm 2005, điều đó làm tăng hệ số thanh toán của doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng 9

T T Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2005 1 Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản ROA%

Thu nhập sau thuế

0.9% 0,69% Tổng tài sản 2 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn ROE%

Thu nhập sau thuế

17,11% 13,85%

Vốn chủ sở hữu 3 Tỷ suất lợi Lợi nhuận gộp từ bán hàng

nhuận gộp 7,5% 9,2% 4 Doanh thu từ tổng tài sản Doanh thu 65,34% 58,2% Tổng tài sản bình quân 5 Thời gian chuyển đổi HTK thành doanh thu Hàng tồn kho bình quân 9,6 9,6

Doanh thu trung bình tháng

6

Tốc độ tăng trưởng doanh

thu

DT kỳ hiện tại- DT kỳ trước

25,56% 18,32%

Doanh thu kỳ trước

7

Tốc độ tăng trưởng lợi

nhuận

Lợi nhuận kỳ hiện tại- lợi nhuận kỳ

trước 55,09% 40,95%

Lợi nhuận kỳ trước

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đều tăng cho thấy trong năm 2006, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trong năm 2006 doanh thu của công ty tăng 25,56%; lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng lên nhiều so với lợi nhuận sau thuế năm 2005 với tốc độ tăng 55,09%. Có được kết quả này là do trong năm 2006 công ty đã hoàn thành đúng kế hoạch những công trình trọng điểm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị như: Hầm chui trung tâm hội nghị quôc gia (khối lượng hoàn thành 33 tỷ- chờ quyết toán); Nhà máy xi măng Cẩm Phả (khối lượng hoàn thành 95 tỷ); Nhà máy xi măng

Yên Bình (khối lượng hoàn thành 44 tỷ); Nhà máy xi măng Thăng Long (khối lượng hoàn thành 33,5 tỷ). Như vậy, rủi ro về năng lực tài chính của công ty là rất thấp.

 Quan hệ tín dụng

Công ty có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng Công thương Nguyễn Trãi và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. Trong đó hạn mức tín dụng duyệt tháng 04/2007 của đơn vị là 70 tỷ đồng.

Bảng 8.2: Tình hình quan hệ tín dụng của CTCP Xây dựng số 9 với TCTD Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 30/05/200 7 1 Dư nợ ngắn han:  Doanh số vay  Doanh số trả 22.520 56.144 52.410 28.522 67.281 61.256 34.794 62.670 58.885 2

Doanh số trung, dài han:  Doanh số vay  Doanh số trả 885 0 354 531 0 1.47 531 0 0

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Qua kiểm tra sử dụng vốn, các khoản vay tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây được sử dụng đúng mục đích, có vật tư đảm bảo.

Kết luận: Qua các bảng số liệu và phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu giá trị sản lượng, quan hệ tín dụng của đơn vị cho thấy Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm và có hiệu quả, tình

hình tài chính ổn. Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với đầu năm thực hiện, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty khá tốt.

Rủi ro của dự án đầu tư

Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án

Rủi ro cơ chế, chính sách

Ngành nghề kinh doanh mà dự án hướng tới là xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp... Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp xây lắp phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao thị phần. Việc đầu tư mua xe bê tông mới phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngành.

Dự án tuân thủ, chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyết định hiện hành có liên quan tới dự án.

Dự án chịu thuế suất thu nhập là 28%/năm. Cần phải xác định xem nếu thuế thu nhập tăng lên 32% thì dự án có còn hiệu quả không.

Như vậy, dự án có mức rủi ro về cơ chế chính sách thấp, có thể chấp nhận được.

Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán

Trong năm 2007, Công ty sẽ tham gia nhiều công trình lớn như xi măng Bình Phước, xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, Chifon, Bình Phước... và trụ sở công ty kết hợp văn phòng cho thuê. Công ty đã ký và cam kết thực hiện tối thiểu giá trị xây lắp các công trình là 530.744 triệu đồng. Như vậy có thể đảm bảo về đầu ra của dự án, rủi ro về thị trường, thu nhậ, thanh toán của dự án thấp.

Công ty lựa chon loại xe bơm bê tông HCP 36-III Nhãn hiệu: DAEWO- Hàn Quốc

Bơm của hãng: REXROTH- CHLB Đức Sản xuất năm 2006

Công suất lý thuyết: 150cm3/h, công suất bơm bê tông thực đạt 130cm3/h

Tầm với cao 35,7m, với ngang 32m, với sâu 24,1m

Về mặt kỹ thuật đây là loại xe bơm có thông số kỹ thuật cho thấy công suất phù hợp với nhu cầu và năng lực thi công, độ bền tương đối cao, phụ tùng dễ thay thế, tiêu hao ít nhiên liệu và giá cả hợp lý so với một số loại xe của Ý, Đức đồng thời chất lượng lại cao hơn các loại xe của Trung Quốc. Tuy nhiên, thiết bị cấu tạo tương đối phức tạp, khả năng xảy ra hư hỏng nhỏ ở các bộ phận là có thể. Thiết bị cũng có thể phải di chuyển tới các địa điểm thi công khác nhau, nên có thể gặp rủi ro. Để hạn chế rủi ro này, Công ty phải mua bảo hiểm cho thiết bị đầu tư.

Thết bị nhập khẩu phải được các cơ quan chức năng khẳng định về chất lượng.

Như vậy, rủi ro về kỹ thuật của dự án ở mức thấp

Rủi ro về môi trường xã hội

Mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị thấp nên ô nhiễm không khí do xe bơm gây ra ở mức chấp nhận được. Các thiết bị đầu tư của dự án chủ yếu phục vụ thi công các công trình có địa thế cao, khu đông dân cư do đó vấn đề an toàn trong thi công và mua bảo hiểm an toàn khi vận hành.

Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Do thiết bị phục vụ dự án là nhập khẩu do đó dự án có thể gặp rủi ro tỷ giá hối đoái, khi đồng USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và lợi nhuận của dự án. Trong năm 2006, giá xăng dầu trong nước và trên thế giới đang tăng và trong năm 2007 còn tăng cao hơn, làm cho giá nhiên liệu để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chạy máy bơm tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí và làm giảm lợi nhuận của dự án.

Như vậy, rủi ro về kinh tế vĩ mô của dự án có thể chấp nhận được, tuy nhiên những rủi ro này có thể thay đổi trong dài hạn.

Kết luận: Qua việc phân tích định tính các rủi ro cho thấy dự án có mức rủi ro có thể chấp nhận được và không có rủi ro đặc thù. Tuy nhiên, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy đối với các chỉ tiêu tài chính để có kết luận cuối cùng.

Đánh giá định lượng rủi ro của dự án.

Sau khi đã tổng hợp chi phí, doanh thu, và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành phân tích độ nhạy để đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án.

Bảng 9.2: Phân tích độ nhạy của dự án

Các mục Thay đổi NPV IRR

Phương án cơ sở

306.231.707 đ

15,5%

Chi phí đầu tư +10%

240.672.083 đ 13,27% Doanh thu -10% 210.537.682 đ 12,94%

Thay đổi tỷ giá +20%

283.845.107 đ

14,81%

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Kết luận: Khi doanh thu của dự án giảm 10% hoặc chi phí tăng 10% hay tỷ giá hối đoái tăng 20% thì dự án vẫn đảm bảo hiệu quả tài chính, Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đối với Ngân Hàng. Như vậy dự án được Ngân hàng chấp

nhận vay vốn.

Rủi ro cho vay của Ngân hàng.

Hiện tại, Công ty đang được Ngân hàng cho vay, bảo lãnh trên cơ sở thế chấp tối đa tài sản kết hợp tín chấp trên cơ sở năng lực tài chính và toàn bộ các nguồn thu hợp pháp, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay của công ty là 14.334.545.499 triệu đồng bao gồm:

Bảng 10.2: Giá trị tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng số 9

T T

Đối tượng Loại tài sản Giá trị TSĐB

1 Thiết bị thi công Máy móc

1.178.798.337 đ

2 Máy thi công Máy móc 539.542.983đ

3 Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất Đất và nhà 1.342.517.663 đ 4 Dự án nhà điều hành D9 Nhà 6 tầng 1.642.967.765 đ 5

Quyền đòi nợ các công trình

Khối lượng xây lắp hoàn thành 9.630.718.751 đ Tổng 14.334.545.49

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản đảm bảo tiền vay tại thời điểm hiện tại được đánh giá là có tính thị trường cao đảm bảo cho số tiền vay của Công ty tại Ngân hàng.

Nguồn trả nợ vay Ngân hàng từ khấu hao cơ bản TSCĐ sau đầu tư và lợi nhuận sau thuế của dự án hàng năm bao gồm:

5.393.981.788đ/ 5năm = 776.568.827đ

- Dùng 70% giá trị khấu hao cơ bản để trả nợ Ngân hàng 776.568.827*70% = 543.598.179đ

- Dùng LNST trong 4 năm đầu của dự án

Để đánh giá rủi ro cho vay, Ngân hàng đã chấm điểm doanh nghiệp theo hệ thống định hạng tín dụng, doanh nghiệp đạt số điểm như sau:

Điểm cho thông tin tài chính: 19,8

Điểm cho thông tin phi tài chính: 57,42 Tổng điểm đạt được: 77,22

Xếp loại doanh nghiệp: A Nhóm nợ: nhóm nợ 1

Kết luận: Phân tích dự án đầu tư cho thấy dự án có hiệu quả, có khả năng trả đủ nợ gốc và lãi tiền vay.

Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án: Đầu tư xe bê tông 150m3/h

Mặt đạt đ ư ợc

 Cán bộ quan hệ khách hàng đã tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro theo đúng quy trình do NHĐT&PTVN quy định với đầy đủ các bước từ khi nhận hồ sơ, thu thập thông tin và đánh giá rủi ro doanh nghiệp và dự án đầu tư.

 Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ đã độc lập phân tích các chi tiêu tài chính, có so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời có đánh giá cả những chỉ tiêu phi tài chính như tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng, năng lực quản lý điều hành... để xếp hạng doanh nghiệp theo hệ thống chẩm điểm tín dụng của NHĐT&PTVN từ đó đề xuất mức tín dụng hợp lý

 Cán bộ quan hệ khách hàng đã phân tích và đánh giá toàn diện rủi ro của dự án cả định tính và định lượng, rủi ro tín dụng, việc đánh giá rủi ro kỹ thuật có tham chiếu tới các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây

dựng ban hành.

Điểm thiếu sót

 Trong việc định lượng rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy chưa sử dụng phương pháp phân tích kịch bản và xác suất để xác định xác suất xảy ra các rủi ro của dự án.

 Cán bộ chưa đề cập đến các yếu tố bên trong tác động đến ngành kinh doanh của người vay như nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.

Như vậy, có thể khẳng định công tác phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tưu xe bê tông 150 cm3/h có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Những thiếu sót này xuất phát từ cả khách quan và chủ quan của Ngân hàng. Do vậy, để chất lượng đánh giá rủi ro cao hơn thì cán bộ quan hệ khách hàng NHĐT&PT Hà Tây cần khắc phục những thiếu sót trên để dần đưa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án lên một hiệu quả cao hơn.

o Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây

Những kết quả đạt được

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, BIDV Hà Tây là ngân hàng có bề dày thành tích trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và những cơ hội phát triển của tỉnh Hà Tây nói riêng, ngày càng có nhiều dự án được hình thành với quy mô

và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Do đó, việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Hiện nay, với việc áp dụng quy trình quản lý mới, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đã được thống nhất, khoa học, góp phần hạn chế rủi ro trong đầu tư. Chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây đã được nâng lên, thể hiện qua các mặt:

 Về quy trình đánh giá rủi ro

Có thể nói, quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án ở BIDV Hà Tây khá hợp lý và khoa học. Sự sắp xếp các khâu trong quy trình rất mạnh lạc và có sự phối hợp cao giữa các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc đối với từng cán bộ quan hệ khách hàng và phát hiện ra sai sót một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp Ngân hàng có thể đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn về dự án, có được sự thống nhất trước khi lập tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng. Cách làm việc tập thể này cũng giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án luôn được cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện nghiêm túc theo trình tự và phương pháp đã nêu ở trên. Một quy trình hợp lý kết hợp với sự tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt của cán bộ đã góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án.

Nội dung đánh giá rủi ro được BIDV Hà Tây xây dựng chi tiết, đầy đủ đảm bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, cán bộ quan hệ khách hàng đã đề cập đến tất cả các khía cạnh của dự án. Bên cạnh đó, cán bộ còn đề cập đến rủi ro đặc thù của dự án. Ngoài việc đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ còn đánh giá rủi ro của chủ đầu tư và rủi ro tín dụng. Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các mặt mà các rủi ro của dự án đã được nhận diện, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng khi cho các dự án đầu tư vay vốn.

 Về phương pháp đánh giá rủi ro

Khi đánh giá rủi ro của dự án, Ngân hàng đã áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định một cách chính xác nhất các rủi ro tiềm ẩn của dự án. Thông qua phương pháp định tính, bằng cách xác định rủi ro xảy ra trong trường hợp nào, ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án mà cán bộ quan hệ khách hàng có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Bằng việc phân tích độ nhạy của dự án, mà cán bộ quan hệ khách

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (Trang 91)