Thực trạng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

lớn hơn nhằm thúc đẩy nền ngoại thương của đất nước, hay nói khác hơn là giảm chi phí vận tải biển cho các nhà xuất nhập khẩu, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Cụm cảng nước sâu khu vực Thị Vải – Cái Mép đã đi vào hoạt động nhưng dự kiến hệ thống CSHT và kho bãi kết nối với cảng biển này sẽ chỉ thông suốt vào năm 2015 đến 2020.

2.3.5. Ngoài ra cảng biển Việt Nam còn có một số điểm hạn chế và thách thức.

Do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong khu vực cửa sông nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều. Chính vì thế, các tàu trọng tải lớn có mớn nước sâu không thể cập các hệ thống cảng này để bốc xếp hàng hóa. Diện tích chật hẹp của khu vực thành thị khiến việc mở rộng hệ thống kho bãi cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan gặp nhiều khó khăn. Phương tiện bốc dỡ và hệ thống kho hàng có năng lực hạn chế đã làm giảm tốc độ hàng hóa thông qua cảng. Hệ thống phân phối hậu cần nội địa chưa phát triển, còn nghèo nàn và hoạt động kém hiệu quả, góp phần làm tăng tổng chi phí vận tải hàng hóa. Còn ít các dịch vụ liên quan đến cảng và vận tải biển. Việt Nam hiện nay không có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, chính điều này khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Malaysia, làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%.

2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông.

2.4.1. Thực trạng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệpViệt Nam. Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logisitics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình những điều này vẫn còn kém xa so với các công ty logisitics nước ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace ( theo dõi đơn hàng ) , lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…

Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hoá trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần đặt ra xung quanh việc ứng dụng

trên.

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn

Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KHĐT) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 ngàn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc.

Cuộc điều tra này nhằm nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhu cầu của doanh nghiệp cần trợ giúp. Thông qua đó, các cơ quan quản lý có thể xây dựng các chương trình trợ giúp, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cuộc điều tra cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.

Do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh sẽ rất kém. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp là cấp thiết nhưng còn rất khó khăn.

Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Chương trình công nghệ thông tin quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam gần đây cố gắng đưa công nghệ thông tin vào hoạt đống, song so với các công ty lớn chúng ta còn cách một khoảng xa.Vì vậy Logistics ở Việt Nam còn rất non trẻ chưa có những thương hiệu lớn.Vì vậy chúng ta không có nguy cơ hay cơ hội khi tham gia vào các dự án Logistics của các tập đoàn lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

w