Tường chắn đất bằng cọc ximăng đất (Soil-Cement Column)

Một phần của tài liệu Chuyền đề tìm hiểu sâu về giá thành xây dựng thấp bằng cách ứng dụng công nghệ mới hiện có để giảm giá thành cho nhà ở xã hội (Trang 118)

CHƯƠNG 7: HỆ TƯỜNG VÂY, GIẰNG CHỐNG THI CÔNG BOTTOM-UP

7.2.3.5. Tường chắn đất bằng cọc ximăng đất (Soil-Cement Column)

Trụ tròn bằng hỗn hợp đất - xi măng, hay đất - vữa xi măng được chế tạo bằng cách trộn cơ học xi măng hoặc vữa xi măng với đất tại chỗ (in - situ).

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Cọc đất – xi

măng ban đầu 1,2 & 3

Trộn các cọc

số 5,6 &7 Trộn lại các cọc 3 & 5, tạo cọc 4 Lắp đặt cột thép và hoàn thành tường

Hình 8. – Các bước thi công cọc xi măng đất

Hình 8. – Mặt cắt ngang 3 - 18 của tường cọc đất xi măng trộn sâu

Ưu điểm: Tăng khả năng chống trượt của mái dốc, tăng cường độ chịu tải của nền đất, giảm khả năng chấn động tới công trình lân cận, tránh hiện tượng biến loãng của đất rời.

Ổn định thành hố đào ngăn được nước thấm vào hố đào, khi dùng phương án tường chắn bằng cọc trộn dưới đất thường không sử dụng hệ thanh chống, tạo điều kiện thi công hố móng rất thông thoáng, quy trình thi công đơn giản nhanh chóng, giá thành rẻ hơn so với các phương án gia cố khác, tính tự động hóa trong thi công cao khi thi công không ảnh hưởng đến công trình bên cạnh.

Nhược điểm: Phương pháp chưa thực sự phổ biến trong xử lý hố đào trong các công trình dân dụng, khả năng chịu tải của cọc thấp nên chiều sâu hố đào không cao, cọc sau này chỉ sử dụng làm cọc biện pháp, không thể sử dụng làm cọc chịu tải cho công trình và thu hồi sử dụng lại. Do máy thi công hiện có trên thị trường có kích thước lớn nên cọc không phù hợp các công trình xây chen và quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Chuyền đề tìm hiểu sâu về giá thành xây dựng thấp bằng cách ứng dụng công nghệ mới hiện có để giảm giá thành cho nhà ở xã hội (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w