Quản lý nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 39)

a. Quyết định nguồn vốn.

Quyết định nguồn vốn gồm có quyết định nguồn vốn ngắn hạn và quyết định nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong tài chính doanh nghiệp, người ta quan tâm nghiên cứu quyết định nguồn vốn dài hạn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm những quyết định xem doanh nghiệp nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu vốn vay, quyết định loại vốn nào doanh nghiệp nên sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm đầu tư tài sản nào và quyết định thời điểm huy động các nguồn vốn đó.

Trong những năm gần đây, người ta thấy rằng, quyết định nguồn vốn cũng có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và có ít nhất ba cách quyết định nguồn vốn:

- Phát hành cổ phiếu hoặc phát hành chứng khoán phức hợp như phát hành cổ phiếu kèm theo quyền chọn. Trong trường hợp này, chứng khoán phức hợp vừa cung cấp nguồn tài trợ, vừa tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

- Tài trợ bằng nguồn vốn vay: gia tăng chi phí lãi vay hợp lý, tạo ra được lá chắn thuế cho doanh nghiệp.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu: Với tư cách là nhà phát hành trên thị trường, doanh nghiệp không ngừng phát triển ra những công cụ huy động vốn mới tung ra thị trường: Trái phiếu không trả lãi định kỳ, kỳ phiếu, trái phiếu có quyền chọn bán… Những loại chứng khoán mới này không chỉ đơn thuần là sự gộp đôi lại của những chứng khoán hiện hữu mà thỏa mãn được sở thích của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

b. Quản lý nguồn vốn ngắn hạn.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho đầu tư tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn rất lớn nên doanh nghiệp thường khó có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ đầu tư mua sắm tài sản ngắn hạn.

Doanh nghiệp có thể tận dụng và huy động tối đa tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được vì các nguồn vốn có chi phí thấp, chỉ khi thiếu hụt mới sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động, hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động theo thời vụ, do vậy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: Nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ:

- Nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định, xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian giữa quy mô và thời gian của dòng tiền vào ngắn hạn và dòng tiền ra ngắn hạn. Khoản tiền thiếu hụt sẽ được doanh nghiệp tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có thể huy động được, phần còn lại sẽ được doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Doanh nghiệp phải có chính sách thích hợp trong việc quản lý nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên thông qua việc quản lý và dự báo dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc dự kiến nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị chu đáo trước, chủ động được nguồn vốn tài trợ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

Để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, là những nguồn tài trợ doanh nghiệp có thể huy động đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn doanh nghiệp gồm có:

- Các khoản nợ phải trả cho người bán; - Các khoản ứng trước của người mua;

- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; - Các khoản phải trả cho người lao động; - Vay ngắn hạn va nợ dài hạn đến hạn trả.

Khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể từng doanh nghiệp, người quyết định nguồn vốn phải phân tích, cân nhắc từng yếu tố tác động để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ là vốn vay ngân hàng hay sử dụng tín dụng thương mại bởi lẽ mỗi hình thức tài trợ đều có những mặt khó khăn và thuận lợi của nó.

Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp có sử dụng nguồn tín dụng thương mại và vay nợ.

Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, nó chính là các khoản phải trả cho nhà cung cấp.. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng thương mại không phải là nguồn vốn tài trợ miễn phí mà chi phí của nó ngầm định trong giá hàng hóa. Với điều khoản bán chịu hàng hóa, doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn lấy chiết khấu và bỏ qua thời gian tài trợ thương mại hoặc ngược lại. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí thay thế khoản tín dụng thương mại này và chi phí vay vốn.

Nếu doanh nghiệp đã quyết định nên đi vay thay vì sử dụng tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải quyết định nên vay ngân hàng hay là vay trên thị trường tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu. Tín phiếu doanh nghiệp là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do doanh nghiệp phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tiền tạm thời. Việc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay là vay

trên thị trường tiền tệ cũng dựa trên nguyên tắc so sách chi phí sử dụng vốn theo mô hình dòng tiền chiết khấu. Chi phí vay ngân hàng bao gồm chi phí lãi vay và chi phí giao dịch, chi phí phát hành trái phiếu bao gồm chi phí lãi và chi phí phát hành.

Khi sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền về cùng thời điểm, việc lựa chọn nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu chỉ là việc so sánh giữa chi phí của hai hình thức với nhau, phương án nào có chi phí thấp hơn thì được lựa chọn.

c. Quản lý nguồn vốn dài hạn

Nhu cầu nguồn vốn dài hạn

Nhu cầu nguồn vốn dài hạn xuất phát từ nhu cầu tài trợ cho các dự án đầu tư, nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định và nhu cầu đầu tư tài sản lưu động thường xuyên.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu đầu tư dự án, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế, mua sắm mới tài sản cố định, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cắt giảm chi phí giá thành.

Để có nguồn tài trợ cho đầu tư, doanh nghiệp phải quyết định nên sử dụng hay tìm kiếm nguồn vốn nào: nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ vay dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn dài hạn doanh nghiệp có thể sử dụng là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn cổ phần ưu đãi và nguồn vốn vay dài hạn.

Nguồn vốn chủ sở hữu là do các thành viên của doanh nghiệp đóng góp hoặc lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu nhưng chưa phân phối mà được giữ lại để tái đầu tư. Nguồn vốn chủ sở hữu có ưu điểm không phải trả vốn gốc, không phải chịu áp lực trả cổ tức nhưng cũng có nhược điểm chi phí sử dụng vốn không tính vào chi phí khấu trừ thuế thu nhập và bị phân chia phiếu bầu và tác động đến việc quản lý doanh nghiệp.

Nguồn vốn cổ phần ưu đãi thực chất có thể xem là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nguồn vốn cổ phần ưu đãi là loại vốn lai, vừa có một số tính chất của vốn chủ sở hữu, vừa có một số tính chất của nợ vay. Cổ phiếu ưu đãi giống như trái phiếu ở chỗ được hưởng lợi tức cố định và hưởng trước khi trả cổ tức cho cổ phiếu thường, nhưng khác với trái pieesi, cổ tức cổ phiếu ưu đãi được trả sau khi trả thuế. Nguồn vốn cổ phần ưu đãi có ưu điểm không phải trả vốn gốc, có thể tùy chọn trả cổ tức hoặc chưa trả cổ tức nhưng cũng có nhược điểm cổ tức (chi phí sử dụng vốn) không được tính vào chi phí khấu trừ thuế thu nhập và rất khó để huy động được khoản vốn lớn.

Nguồn vốn vay dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động dược dưới hình thức nợ vay dài hạn (thường thì thời hạn trên 1 năm). Nguồn vốn này không chỉ là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà còn là vốn huy động trên thị trường tài chính thông qua các công cụ nợ dài hạn (trái phiếu). Nợ dài hạn, theo từng tiêu chí có thể phân thành nhiều loại: Theo thời hạn nợ phân thành nợ trung hạn và nợ dài hạn; theo tính chất bảo đảm có thể phân thành nợ có bảo chứng và nợ không có bảo chứng. Nguồn vốn vay có ưu điểm chi phí sử dụng vốn được tính vào chi phí khấu trừ thuế thu nhập, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng cổ tức cho cổ đông nhưng cũng có nhược điểm bắt buộc phải trả gốc và lãi khi đến hạn, gây nên áp lực về tài chính cho doanh nghiệp và làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, các hệ số nợ của doanh nghiệp trở nên xấu hơn khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí sử dụng vốn

Trong các tiêu thức lựa chọn, chi phí huy động vốn đóng vai trò quan trọng vì trong tài chính doanh nghiệp, mọi quyết định đều được cân nhắc trên cơ sở so sánh loại ích và chi phí. Dưới đây sẽ xem xét cách xác định chi phí cho từng loại vốn.

- Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi:

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí doanh nghiệp phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi. Do cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi cố

định nên dựa vào công thức định giá cổ phiếu, ta có: Po=Dp/Rp, trong đó, Po là giá bán cổ phiếu ưu đãi, Dp là cổ tức và Rp là suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư.

Khi huy động vốn, doanh nghiệp phải chi thêm chi phí phát hành, vì vậy, khoản thu của doanh nghiệp khi phát hành là giá bán (Po) trừ đi chi phí phát hành (F):

Pnet = Po - F. Như vậy chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi được tính: Pnet = Dp/Rp => Rp = Dp/Pnet

Cổ tức ưu đãi không được tính vào chi phí khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế, vì vậy, chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi không được điều chỉnh thuế, điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ. Ngoài ra, chi phí phát hành (F) làm giảm nguồn tiền ròng của doanh nghiệp khi bán cổ phiếu ưu đãi, do đó, làm tăng chi phí huy động vốn cổ phần ưu đãi.

- Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Để ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường, ta có 3 cách tiếp cận: Mô hình Gordon; Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM); Ước lượng dựa vào mức độ rủi ro và lãi suất phi rủi ro.

Sử dụng mô hình Gordon để ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần:

Theo mô hình Gordon, nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dố định g, cổ tức năm vừa qua là Do, tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư là Re

thì giá cổ phiếu (P) được xác định bởi công thức:

P = D1 = Do(1+g)

(Re-g) (Re-g)

Ngược lại, nếu biết giá cổ phiếu (P), cổ tức năm vừa qua (Do) và tốc độ tăng trưởng cổ tức (g), chúng ta có thể tính được tỷ suất sinh lợi hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:

Re = D1 + g = Do(1+g) + g

P P

Sử dụng mô hình CAPM để ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần:

Mô hình định giá tài sản vốn cho rằng suất sinh lời kỳ vọng của một khoản đầu tư phụ thuộc vào: lãi suất phi rủi ro (Rf), lãi suất đền bù rủi ro thị trường (RM - Rf), rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường (βe).

Suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một tài sản là Re được xác định theo mô hình CAMP như sau:

Re = Rf + (RM - Rf) x βe

Để vận dụng mô hình này, chúng ta phải biết được các yếu tố: lãi suất phi rủi ro (Rf), lãi suất đền bù rủi ro thị trường (RM - Rf), rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường (βe). Tuy nhiên, để ước lượng βe ta phải dựa vào dữ liệu quá khứ.

Dựa vào phần bủ rủi ro và lãi suất phi rủi ro để ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần:

Ở những nước có thị trường vốn chưa phát triển, do thiếu thông tin về hệ số rủi ro và thiếu thông tin về lợi nhuận đầu tư danh mục thị trường nên rất khó có thể dùng mô hình CAMP để ước lượng chi phí sử dụng vốn. Để khắc phục, chúng ta gộp chung (RM – Rf) βe lại thành phần bù rủi ro và công thức tính chi phí sử dụng vốn sẽ là:

Re = Rf + phần bù rủi ro

Tùy theo mức độ rủi ro, ta có thể ước lượng phần bù rủi ro tương ứng. - Chi phí sử dụng nợ:

Doanh nghiệp có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tài chính trung gian hoặc phát hành trái phiếu. Nếu vay của tổ chức tài chính trung gian thì chi phí sử dụng nợ chính là lãi suất vay. Nếu phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ chính là lợi suất đáo hạn doanh nghiệp trả cho nhà đầu tư.

Chi phí trả lãi vay được tính vào chi phí khấu trử thu nhập chịu thuế, do vậy chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp là chi phí sử dụng nợ đã điều chỉnh thuế.

Nếu lãi suất huy động là R, thuế suất thuế thu nhập là T thì chi phí sử dụng nợ thực tế là R(1-T). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu doanh nghiệp huy động nợ bằng trái phiếu, lãi suất huy động nợ chính là lãi suất trái phiếu khi đáo hạn (YMT) được xác định theo công thức:

Pnet = I + M

(1+R)t (1+R)n

Trong đó: Pnet là tiền thu do bán trái phiếu, bằng giá bán trử đi chi phí phát hành; I là lãi doanh nghiệp phải trả định kỳ cho nhà đầu tư, M là mệnh giá trái phiếu, n là kỳ hạn của trái phiếu.

Quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn

Khi có nhu cầu sử dụng vốn dài hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần ưu đãi, vốn vay dài hạn, trong đó, vốn vay dài hạn có thể lựa chọn giữa vay ngân hàng và phát hành các công cụ nợ dài hạn trên thị trường vốn.

Việc có nhiều kênh và nhiều công cụ huy động vốn như vậy tạo cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn. Việc lựa chọn nguồn vốn dài hạn nào cần phải phân tích, xem xét đến những thuận lợi, bất lợi của việc huy động vốn, kể đến là ngân lưu kỳ vọng của doanh nghiệp dùng để trang trải chi phí huy động vốn và chi phí huy động nguồn vốn đó.

- Lựa chọn nguồn vốn dựa vào ưu nhược điểm của nguồn vốn: Khi quyết định lựa chọn nguồn vốn nào, doanh nghiệp không chỉ có dựa vào chi phí có tính định lượng xác định được mà còn phải dựa vào các yếu tố định tính. Tùy theo từng

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 39)