5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3.2 Kết quả phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1 Thực trạng về hệ thống pháp luật và các chính sách
Những năm qua, Nhà nước đã xác định chủ trương phát triển mạnh thương mại điện tử và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển thương mại điện tử.Sự phát triển của quảng cáo trực tuyến gắn liền với sự phát triển của thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của người sử dụng internet và điện thoại di động ở Việt Nam, các hình thức quảng cáo qua các phương tiện điện tử như Email, tin nhắn, báo điện tử ngày càng phổ biến. Thực tế này đặt ra một yêu cầu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện điện tử, sao cho vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp tận dụng các ưu thế của kênh quảng cáo này.Vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tiếp cận quảng cáo.
Mặc dù, Pháp lệnh về quảng cáo và Nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo công nhận hình thức quảng cáo trên mạng thông tin máy tính và báo điện tử, nhưng quy đinh khá khắt khe và hầu như
không có khả năng thực thi đã làm mất đi vai trò điều chỉnh của văn bản pháp quy này. Luật thương mại và Nghị đinh 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến Thương mại cũng chỉ dừng lại ở mức quy định chung đối với quảng cáo thương mại. Các quy định được xây dựng dựa trên mô hình quảng cáo truyền thống nên không phù hợp với môi trường quảng cáo trên các phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, dự thảo Nghị định chống thư rác đã được trình lên chính phủ với hai mục tiêu chính là hạn chế thư rác đồng thời tạo hành lang pháp lý cho việc quảng cáo qua các phương tiện điện tử. Nghị định này là nỗ lực của các nhà làm luật nhằm đưa việc quảng cáo trên môi trường điện tử vào khuôn khổ, một mặt vẫn tạo điều kiện để quảng cáo hợp lệ có thể pháp triển, mặt khác hạn chế những tác động bất lợi gây ra cho người tiêu dùng trong xã hội. Sau khi nghị định được ban hành, việc quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắm ở Việt Nam sẽ có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn, góp phần đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nói chung trong doanh nghiệp.
3.4.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng công nghệ
Internet mới xuất hiện ở Việt Nam được hơn chục năm và không ngừng phát triển trong một vài năm gần đây. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh, năm 2006 mới là 14,6 triệu người thì năm 2007 là 18.5 triệu tăng 26,3% so với năm 2006. Năm 2008 con số này lên đến 20,8 triệu người chiếm 24.4% dân số cả n
Đồ thị 3.1: Tình hình số người sử dụng Internet ở Việt Nam từ năm 2001- 2008 (1.000 người)
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2008, Bộ công thương
Một đặc điểm nổi bật của thị trường internet Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của các thuê bao băng thông rộng. Tổng số thuê bao vào cuối năm 2008 đạt hơn 20 triệu thuê bao gấp 1,5 lần so với thời điểm tháng 12/2007.
Đồ thị 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp kết nối Internet giai đoạn 2004-2008
Bên cạnh người tiêu dùng sử dụng internet thì các doanh nghiệp cũng là những khách hàng lớn của các công ty cung cấp dịch vụ mạng. Theo kết quả điều tra về thương mại điện tử của Bộ công thương năm 2008 thì 99% doanh nghiệp điều tra đã kết nối mạng Internet. Trong khi năm 2007 là 97%, năm 2006 là 92% còn 2005 dừng lại ở con số 89%.
Các doanh nghiệp kết nối Internet đều có mục đích riêng nhưng tất cả các doanh nghiệp đều muốn khai thác triệt để các công dụng, lợi ích mà internet mang lại.
Bảng 3.3: Mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiêp
Mục đích sử dụng Internet 2006 2007 2008
Tìm kiếm thông tin 82.9% 89.5% 89.9%
Giao dịch bằng thư điện tử 64.3% 80.3% 81.6% Truyền và nhận File dữ liệu 62.8% 68.3% 71.0%
Duy trì cập nhật Website 40.9% 46.7% 40.0%
Mua bán hàng hóa và dịch vụ 31.8% 38.1% 35.9%
Tuyển dụng và đào tạo - - 28.7%
Liên lạc với cơ quan nhà nước 21.1% 30.6% 24.8%
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Năm 2008, Bộ công thương
Theo thống kê của Bộ công thương hầu như 100% doanh nghiệp trên cả nước đều đã trang bị máy tính, trong số các doanh nghiệp đã trang bị máy tính thì trên 56% các doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy tính, và khoảng 92% doanh nghiệp có từ 1 đến 50 máy tính, chỉ có 8% doanh nghiệp có từ 51 máy tính trở lên. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11 đến 20 máy tính tăng dần trong vài năm gần đây, và tỷ lệ các doanh nghiệp có dưới 10 máy tính đã giảm dần. Bảng so sánh sự phân bổ máy tính trong doanh nghiệp qua các năm 2006- 2008 tại phục lục 3
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã trang bị máy tính và có tới 99% doanh nghiệp đã kết nối mạng internet, song số doanh nghiệp đã có website tính đến 12/2008 là 45.3% số doanh nghiệp, còn lại 50.6% doanh nghiệp chưa có
website và 4.1% doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong thời gian tới. Số doanh nghiệp có xây dựng website tăng nhanh trong vài năm gần đây năm 2004 là 25.3%, năm 2006 là 31.3 %, đến năm 2008 là 45.3% . Cơ sở hạ tầng công nghệ là nền tảng cho phát triển thương mại điện tử nói chung và các hoạt động marketing trực tuyến, quảng cáo trực tuyến nói riêng.
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 3.1.1. Những kết quả đạt được
Để ứng dụng marketing trực tuyến nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng trong kinh doanh thương mại các doanh nghiệp phải có ba điều kiện chủ yếu sau: thứ nhất là phải có chiến lược và kế hoạch cho việc ứng dụng phát triển các hoạt động trực tuyến, thứ hai là phải có cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ, thứ ba là doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực hiểu biết về marketing trực tuyến cũng như quảng cáo trực tuyến.
Trong ba năm từ 2009-2011 khi công ty mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử trong đó có quảng cáo trực tuyến thì công ty đã đạt được những kết quả như sau
Về mặt chiến lược phát triển: Công ty xây dựng chiến lược phát triển
thương mại điện tử tông thể để xây dựng một mạng xã hội mua sắm trên http://pnh.com.vn/, tuy nhiên công ty chưa xây dựng chiến lược riêng cho phát triển quảng cáo trực tuyến
Về mặt công nghệ: Sau tám năm phát triển, đến nay công ty đã xậy dựng
được hệ thống hạ tầng công nghệ khá vững chãi với 21 server đang hoạt động và 100% nhân viên của công ty được trang bị máy tính cá nhân, trong đó có 92% số máy tính luôn hoạt động tốt. Công ty kết nối mạng truyền thông băng thông rộng từ năm 2009 và có bộ phận kỹ thuật để đảm bảo cho hệ thống công nghệ của công ty luôn hoạt động thông suốt tránh tình trạng nghẽn.
Về nguồn nhân lực: Đến hết năm 2011 công ty có 83 nhân viên trong đó
82% có trình độ đại học trở lên và hầu hết thời gian của các nhân viên trong công ty làm việc trực tuyến trên máy tính.
Tình hình ứng dụng các công cụ quảng cáo trong kinh doanh
Trong lĩnh vực ứng dụng quảng cáo trực tuyến vào hoạt động kinh doanh thương mại thì công ty đã ứng dụng hai công cụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất ở Việt Nam đó là quảng cáo qua email và quảng cáo trên website.
Về quảng cáo qua email: Trung tâm PNH đã có một lượng email khách
hàng tiền năng là những sinh viên tại các khoa Công Nghệ Thông Tin của các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc, ngoài ra còn có email của các nhân viên trong các doanh nghiệp có nhu cầu năng cao bằng cấp, thi các bằng chứng chỉ nước ngoài. Việc đầu tư xây dựng một danh sách email khách hàng tiền năng đã mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.
Về quảng cáo trên Website: Công ty Hòa Bình đã giành một phần không gian
trên http://pnh.com.vn/ để cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê quảng cáo trực tuyến thuê đặt banner- logo quảng cáo, quảng cáo trên website của công ty là quảng cáo lựa chọn vị trí, các doanh nghiệp thuê quảng cáo tự lựa chọn vị trí đặt banner hay logo quảng cáo của doanh nghiệp mình theo kích cỡ mà trung tâm PNH đặt ra.
3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết
Trong ba năm gần đây trung tâm PNH đã đạt được những thành quả đáng kích lệ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến như :
- Hình thức quảng cáo trên website đạt hiệu quả chưa cao: Ngoài các công ty
yahoo..thì phần lớn quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam nằm trong tay các tờ báo điện tử có đông người truy cập như VnExpress, Vietnamnet. Với các báo in có trang tin điện tử như báo Người lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí...trung tâm PNH cũng đã thực hiện đặt banner quảng cáo trên một số báo thu hút nhiều học viên quan tâm.
- Công ty chưa có chiến lược cho phát triển quảng cáo trực tuyến: Chiến lược kinh doanh là một vấn đề thiết yếu của mỗi công ty và nó quyết định rất lớn đến thành quả mà công ty đạt được. Vì vậy dù kinh doanh trong lĩnh vực nào các công ty đều phải có chiến lược kinh doanh cụ thể. Trung tâm PNH tuy ứng dụng lĩnh vực quảng cáo trực tuyến trong hoạt động kinh doanh từ khá sớm song công ty chưa có chiến lược cũng như kế hoạch riêng để đảy mạnh phát triển dịch vụ này. Mà nó chỉ là một phần trong chiến lược phát triển thương mại điện tử của công ty. Công ty chưa có bộ phận phụ trách riêng cho phát triển quảng cáo trực tuyến mà nó được coi là công việc của phòng marketing.
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu : hiện nay công ty có 83 nhân
viên trong đó 82% có trình độ từ đại học trở lên còn lại là tốt nghiệp cao đẳng song công ty không có nhân viên nào được đào tạo chính quy về thương mại điện tử, các nhân viên của công ty chưa thực sự hiểu sâu về thương mại điện tử cũng như quảng cáo trực tuyến, vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh các nhân viên vẫn làm việc theo phương thức vừa làm vừa học hỏi.
- Các hình thức quảng cáo trực tuyến còn đơn lẻ: công ty mới cung cấp hai
công cụ quảng cáo trực tuyến là quảng cáo qua emai và quảng cáo qua website nhưng quảng cáo qua website mới dừng lại ở quảng cáo lựa chọn vị trí mà chưa
có các hình thức khác như quảng cáo tài trợ nội dung, quảng cáo khe hở thời gian, quảng cáo shokele.
- Môi trường pháp lý và chính sách đối với thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến còn chưa hoàn thiện đầy đủ
• Chính phủ, các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng cần nhận thức được cơ hội và lợi ích mà quảng cáo trực tuyến mang lại để thiết lập môi trường kinh tế, xã hội, pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng • Một số quy định về hoạt động quảng cáo trực tuyến còn thiếu thực tế các doanh
nghiệp không thể áp dụng
• Vấn đề hướng dẫn và thực thì luật còn yếu kém
• Hiện tại, vẫn chưa xây dựng chiến lược cho phát triển quảng cáo trực tuyến
- Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và người sử dụng
• Sự yếu kém của hạ tầng công nghệ thông tin và Internet. Cho dù số lượng người sử dụng Internet hiện nay là khá lớn ( trên 20,843 triệu người), tuy nhiên số lượng người sử dụng Internet là khách hàng của doanh nghiệp lại rất ít.
• Vấn đề về an ninh, an toàn mạng vẫn đang là vấn đề mà người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại khi giao dịch trực tuyến, và các doanh nghiệp cũng chưa đưa ra được cách giải quyết hiệu quả.
- Các nguyên nhân khác
• Khả năng nhận thức của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về quảng cáo trực tuyến còn hạn chế
• Lòng tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về quảng cáo trực tuyến • Mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiệp và người tiêu dùng
• Vấn đề tuyên truyền về thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng
3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT (THỰC HIỆN) VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới
• Dự báo về khách hàng trực tuyến của công ty: Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng về buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, số người sử dụng Internet ngày càng tăng trong vài năm gần đây, còn 99% doanh nghiệp trong cả nước đã sử dụng Internet tính đến 12/2008. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện các hoạt động Marketing trực tuyến hay quảng cáo trực tuyến. Số lượng doanh nghiệp sử dụng Internet đã đạt đến 99% trong số đó đã có 45.3% doanh nghiệp có website và có nhu cầu quảng bá thông tin, sản phẩm thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng thông qua Website do vậy nhu cầu thuê quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp này rất cao. Dự báo trong thời gian tới khi thương mại điện tử không còn mới mẻ với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt khi thương mại điện tử mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt thì số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nói chung và marketing, quảng cáo trực tuyến sẽ ngày càng cao vì thế mà số lượng khách hàng của các công ty quảng cáo trực tuyến nói chung và công ty Hòa Bình nói riêng sẽ ngày càng tăng nhanh.
Bên cạnh các doanh nghiệp sử dụng Internet thì số người sử dụng Internet ở nước ta ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt là số người biết sử dụng Internet trong việc khai thác thông tin và mua bán hàng trực tuyến ngày càng cao. Chính vì thế
mà các thông điệp quảng cáo trực tuyến của các thông tin có thể đến được với người tiêu dùng dễ dàng hơn, và người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin quảng cáo một cách tự nguyện chứ không theo hình thức ép, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quảng cáo trực tuyến.
• Dự báo khả năng ứng dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến vào hoạt động
kinh tại các doanh nghiệp Việt Nam
Quảng cáo trực tuyến đã không còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi hệ thống công nghệ thông tin và mạng Internet ở nước ta ngày càng phát triển mở rộng. Trong đó, Nhà nước lại ngày càng quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, đề ra các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cũng như các dịch vụ trực tuyến ở các doanh nghiệp.Tuy chưa được hoàn thiện song đây cũng là một điều kiện tốt thức đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp Việt Nam không phải những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Do vậy, các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm và kế thừa các thành tựu của các doanh nghiệp đi trước trên thế giới trong thời đại công nghệ thông tin không