Tác động của các hoạt động của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 44)

nước của thị trấn Giang Tiên

Hiện nay tình trạng khai thác mỏ đã gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường. Khai thác than đã và đang tạo ra những tác động nguy hại làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo, làm thay đổi cảnh quan- địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và rừng do diện tích bãi thải và khai trường ngày càng tăng; gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước; gây tắc nghẽn, tích tụ các chất thải và làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.

Thị trấn Giang Tiên là nơi tập trung diễn ra các hoạt động khai thác của mỏ than Phấn Mễ. Các hoạt động đú đó và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước. Việc khai phá đá, sàng tuyển than làm suy giảm chất lượng, trữ lượng nước; đồng thời cũng tạo ra nước thải gây ô nhiễm môi trường thị trấn. Hàng năm Mỏ sử dụng lượng nước lớn trong hoạt động khai

thác của mình. Lượng nước thải càng nhiều thì mức độ ô nhiễm nước càng tăng. Lưu lượng nước thải của mỏ than Phấn Mễ được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Lưu lượng nước thải mỏ than Phấn Mễ

Nơi thải Lưu lượng thải ( m3/ ngày )

Khu sàng tuyển 1000

Khu khai thác trực tiếp 1760

Khu sinh hoạt của công nhân 240

(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2009)[8]

- Khai bắn mìn: Than là loại nguyên liệu nằm sâu dưới lòng đất. Để lấy được than công nhân phải dựng mỡn phá vỡ lớp đất đá bên trên. Vì vậy nếu sản lượng than càng lớn thì lượng đất đá bốc dỡ càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với sự phá vỡ các cấu trúc địa tầng trong đất. Hàng năm khối lượng bốc dỡ đất đá vào khoảng 6- 7 triệu tấn/1 tấn than nguyên khai. Độ sâu moong khai thác hiện nay từ 6- 7 km, vào khoảng – 126m so với mực nước biển. Chính quá trình khai thác sâu như thế đã làm sụt giảm mực nước ngầm của thị trấn, gây sụt lún đất cho cỏc vựng xung quanh. Ngoài ra cỏc hoỏ chất thải ra sau quá trình nổ mìn ngấm vào các nguồn nước tạo nên nguy cơ ô nhiễm cao. Lượng đất đá thải ngày càng nhiều trong khi quy hoạch vùng thải chưa đáp ứng khiến cho các ao hồ nhỏ của thị trấn quanh khu đổ thải bị san lấp, ảnh hưởng tới sản xuất của nhân dân.

- Sàng tuyển: Than nguyên khai của mỏ than Phấn Mễ thường lẫn đá kẹp, bùn đất từ 5-10% làm ảnh hưởng tới chất lượng than. Để loại bỏ những tạp chất này, Mỏ đang áp dụng công nghệ tuyển nổi than để làm giàu và thu hồi than từ sản phẩm bùn. Trong quá trình tuyển, người ta bơm nước vào hệ thống sau đó cho vào nhựa thông và dầu marut nặng để tách than và bùn. Lượng nước này sau khi tuần hoàn lại 1 lần thì thải trực tiếp ra ngoài. Ngoài ra lượng nước chảy tràn rửa khu sàng khô cũng là nguồn gây ô nhiễm nước.

Những nước thải này được thải ra sông Đu và suối Cẩm và chỉ đi qua một ao lắng nhỏ do đó vẫn tồn tại các chất gây ô nhiễm nguồn nước địa phương.

- Nước thải của Mỏ bao gồm chủ yếu là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp chủ yếu là nước thỏo khụ từ các công trường. Nước này một phần là nước mưa còn lại là nước mặt và nước ngầm chảy vào moong khai thác. Tất cả nước thải công nghiệp đều bơm trực tiếp ra sông suối khu vực xung quanh. Trong quá trỡnh đó một phần nước ngấm vào các lưu vực nước ngầm dưới đất. Nước thải sản xuất của mỏ than Phấn Mễ có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao, các chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Điều này thể hiện rõ ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Nước thải moong khai thác lộ thiên Phấn Mễ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu TCVN 5945- 2005

1 pH 7,14 5,5- 9 2 BOD5 mg/l 61 50 3 COD mg/l 165 80 4 chất rắn lơ lửng mg/l 297 100 5 As mg/l 0,051 0,1 6 Cd mg/l 0,0003 0,01 7 Hg mg/l < 0,0002 0,01 8 Hàm lượng dầu mg/l 0,11 5 9 Coliform MNP/100ml KPHĐ 5000 10 nitrit mg/l 0,61 - (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008) [6]

Nhận xét: Ta đem so sánh với Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp thì thấy đa số các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ đều vượt chuẩn.

+ Độ pH = 7,14 trong tiêu chuẩn cho phép.

+ BOD5 = 61mg/l trong khi giới hạn của TCVN 5945- 2005 là 50 mg/l; vượt 1,22 lần.

+ Chỉ tiêu COD = 165 vượt 2,05 lần

+ Chất rắn lơ lửng có hàm lượng vượt 2,97 lần tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn.

- Nước thải sinh hoạt của các phân xưởng khai thác trong mỏ than Phấn Mễ cũng là nguồn gây ô nhiễm nước thị trấn Giang Tiên. Bởi lẽ hầu hết các nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra cỏc sụng suối xung quanh trên địa bàn thị trấn mà không qua bất kì công nghệ xử lí nào. Điều này đã làm cho môi trường nước nhất là môi trường nước mặt phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Các con suối bị biến màu như ở suối Mỏ, sông Đu bị ô nhiễm hữu cơ, các loài thuỷ sinh trong các nguồn nước suy giảm hẳn. Đặc biệt trong nước thải sinh hoạt của Mỏ cũn cú hàm lượng nitrit rất cao. Chất lượng nước thải sinh hoạt của Mỏ được thể hiện dưới bảng 4.9.

Bảng 4.9. Nước thải sinh hoạt khu phân xưởng cơ điện

STT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu TCVN6772- 2000

1 pH 7,46 5- 9 2 BOD5 mg/l 131,6 40 3 COD mg/l 79 252 4 chất rắn lơ lửng mg/l 7 60 5 As mg/l 0,023 - 6 Cd mg/l 0,000 - 7 Hg mg/l 0,0002 - 8 Hàm lượng dầu mg/l 0,005 - 9 Coliform MNP/100ml 0,24 5000 10 nitrit mg/l 930 40 (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008) [6].

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều ở dưới giới hạn của Tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt. Nhưng chỉ tiêu BOD5 lại vượt tiêu chuẩn tới 3,29 lần. Hàm lượng nitrit trong nước thải rất lớn, gấp 23,25 lần tiêu chuẩn cho phép. Đây là chất gây nên bệnh ung thư ở người. Do đó nếu như nước thải sinh hoạt tại các khai trường không qua xử lí như vậy sẽ gây ô nhiễm nitrit ở các nguồn nước sinh hoạt trong thị trấn tạo nguy cơ gây bệnh lớn cho sức khoẻ người dân.

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w