hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
a, Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành
- Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ địa phương xây dựng, nâng cấp chợ tại các trung tâm cụm xã với nguồn vốn thuộc các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tỉnh xây dựng nội dung “Dự án chợ đầu mối nông – lâm sản và rau quả Lạng Sơn”.
- Đề nghị các Bộ, ngành và các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành có cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển mạng lưới và khai thác kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chợ biên giới, chợ cửa khẩu.
b, Một số kiến nghị với các Sở, ban, ngành ở địa phương
Đối với Sở Công Thương:
- Xây dựng Quy định về việc sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh tại chợ và xử lý vi phạm Nội quy chợ trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn về quản lý chợ. Hàng năm tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh chợ và kết quả thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Quy định về tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
Đối với Sở Tài chính: Bộ phận kế toán Bộ phận bảo vệ Bộ phận giữ xe Tổ dịch vụ bốc vác Tổ dịch vụ vệ sinh
- Xây dựng cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ và doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ, cụ thể: mức thu phí, lệ phí, tiền thuê gian hàng, mức thuế…
- Về hoạt động bảo hiểm tại các chợ: đây là hoạt động mới, còn xa lạ với bà con kinh doanh tại chợ, không chỉ tại các chợ ở tỉnh Lạng Sơn mà còn tại các chợ ở Việt Nam. Qua thực tế những vụ cháy chợ, trung tâm thương mại thiệt hại hàng trăm tỷ đồng những năm gần đây cho thấy sự cần thiết phải từng bước đưa dần hoạt động bảo hiểm vào kinh doanh thương mại hiện đại, đặc biệt ở những chợ lớn của thành phố như: Đông Kinh, Kỳ Lừa hay chợ Tân Thanh. Để triển khai, cần tiến hành từng bước những hoạt động sau đây: tuyên truyền, giới thiệu tầm quan trọng, nội dung, các hình thức bảo hiểm với các doanh nghiệp, Ban quản lý và thương nhân kinh doanh tại chợ. Trong quá trình thiết kế xây dựng, phải bố trí không gian hợp lý, trang bị hệ thống phòng cháy nổ tốt nhất. Cơ quan bảo hiểm cần nghiên cứu đưa ra nhiều hình thức và mức phí bảo hiểm phù hợp với đặc điểm từng loại chợ, từng mặt hàng và đối tượng mua.
Đối với Sở Xây dựng – Sở Tài nguyên Môi trường:
- Tổ chức giải phóng mặt bằng, xây dựng chợ theo quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ đã được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lưu thông hàng hóa, phát triển mạng lưới thương mại ở địa phương
Đối với UBND các huyện, thị trấn, xã: Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện, triển khai xây dựng mô hình quản lý chợ và tổ chức khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh thương mại ở địa phương.
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống
chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”...1
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...1
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...10
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu...10
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...10
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...12
2.2. Tổng quan hệ thống chợ và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...12
2.2.1. Tổng quan tình hình hoạt động và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...12
2.2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...16
2.3. Tổng hợp kết quả điều tra...19
2.3.1. Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn...19
2.3.2. Tổng hợp kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp...20
Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...22
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...22
3.1.1. Những thành công và bài học kinh nghiệm...22
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân...23
3.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...25
3.2.1. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...25
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước với việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...30