0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Về công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 -28 )

Khi rủi ro xảy ra, Công ty cân nhắc tổn thất và khả năng hạn chế tổn thất để đưa ra những biện pháp xử lý hợp lý và có hiệu quả.

Biện pháp xử lý khi nhận biết thấy dấu hiệu rủi ro

Trong quá trình đôn đốc bên thuê trả nợ, nếu Phòng QHKH nhận thấy bên thuê không có khả năng trả nợ đúng hạn thì cần thực hiện một trong các biện pháp sau:

- Nguyên nhân do yếu tố khách quan mà bên thuê không trả được nợ và bên thuê có thể trả nợ nếu được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì phòng QHKH có thể xem xét để điều chỉnh Hợp đồng Cho thuê tài chính

- Nguyên nhân do khả năng của bên thuê không thể trả nợ được ngay cả khi được gia hạn nợ thì Phòng QHKH cùng với phòng QTTD thực hiện chuyển nợ quá hạn.

Biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn

Phòng QHKH chịu trách nhiệm rà soát nguyên nhân nợ quá hạn, đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn. Đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, thu hồi nợ quá hạn như:

- Thay đổi chính sách đang áp dụng với khách hàng: cắt giảm ưu đãi, ngừng cho vay mới, …

- Áp dụng hình thức phát mại tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

- Một số hình thức khác như bán nợ,…

Phòng QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với phòng QHKH rà soát phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý nợ quá hạn,…

Phòng QTTD cần thường xuyên thông báo về tình trạng nợ quá hạn của bên thuê cho phòng QHKH, kiểm tra đối chiếu nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn,…

Xử lý nợ xấu

Đối với các khoản nợ xấu, Công ty vừa tiến hành đôn đốc việc trả nợ của bên thuê, vừa đề ra và thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm thu hồi được vốn và lãi nhiều nhất có thể. Mặc dù trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Công ty cho thuê tài chính BIDV tăng đột biến song trong giai đoạn 2006-2008, Công ty là một trong những đơn vị đứng đầu trong công tác xử lý nợ xấu trong các công ty thuộc Hiệp hội cho thuê tài chính. Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

Thu hồi tài sản cho thuê để xử lý

Trong trường hợp đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả đủ tiền thanh toán, bên cho thuê có thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, thu hồi

tài sản cho thuê, định giá tài sản thu hồi và tiến hành bán hoặc cho thuê lại tài sản đã thu hồi. Nếu sau khi bán hoặc cho thuê lại tài sản đã thu hồi mà không đủ bù đắp tiền gốc và lãi của khoản cho thuê thì công ty có thể sử dụng dự phòng rủi ro và ghi nợ phần chênh lệch còn thiếu cho khách hàng.

Thời gian qua, Công ty đã áp dụng biện pháp này rất hiệu quả, giúp xử lý được nhiều khoản nợ xấu. Trong năm 2008, Công ty đã tích cực thu hồi, bán tài sản, truy hồi tài sản và thu được: Công ty Hoàng Anh 11,7 tỷ đồng; Cty Cổ phần cơ khí và xây lắp số 7: 1.434 triệu đồng; Cty TNHH Đức Nguyên: 1.236 triệu đồng; Cty Hoàng Linh: 810 triệu đồng; Cty In Thế kỷ 198 triệu đồng. Năm 2009, Công ty cũng đã tiếp tục lành mạnh hóa tài chính bằng việc kiên quyết thu hồi , xử lý tài sản, tuy nhiên chỉ đạt 91% kế hoạch giao, thu được 4.527 tỷ, trong đó thu của Công ty Cổ phần PG Rồng Biển 2.75 tỷ đồng.

Sau khi phát mại tài sản để thu hồi vốn mà không đủ để bù đắp, Công ty dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp hết tiền nợ gốc còn lại. Trong năm 2008, với trường hợp của Công ty Dệt may Hoàng Long (cho thuê xe ô tô con), Công ty đã trích 38 triệu quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết nợ. Khoản trích dự phòng lớn nhất trong năm là trích 29 tỷ cho khoản nợ của Cổ phần Rồng Biển (thuê thiết bị trò chơi).

Khởi kiện khách hàng thuê tài chính

Công ty có thể tiến hành khởi kiện khách hàng trong những trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ, không hợp tác trong quá trình xử lý khoản nợ hoặc có hành vi lừa đảo tại tòa án kinh tế( tranh chấp với pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh) hoặc tòa án dân sự ( tranh chấp với cá nhân).

Trong năm 2007, Công ty đã tiến hành khởi kiện 13 doanh nghiệp và có 9 trường hợp có quyết định công nhận thỏa thuận của tòa án; làm đơn tố giác tố giác tội phạm và làm thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm. Đồng thời Công ty cũng tích cực phối kết hợp với cơ quan thi hành án để thu nợ: Cty Toàn Long 35 triệu đồng; Cty Cổ phần Đất Việt: 50 triệu đồng; DNTN Thương mại Hà Phát: 310 triệu đồng... Năm 2009, công ty vẫn tiếp tục cương quyết thu hồi nợ xấu, khởi kiện các khách hàng nhưng kết quả đạt được còn thấp, chỉ đạt 91% kế hoạch được giao. Mặt khác, việc thu hồi nợ qua khởi kiện, thi hành ấy rất thấp, chỉ chiếm khoảng 14% giá trị phán quyết.

Bán khoản nợ xấu cho công ty mua bán nợ

Một biện pháp khác cũng rất khả thi trong trường hợp công ty phải đối mặt với các khoản nợ xấu, nợ khó đòi là bán khoản nợ lại cho công ty mua bán nợ. Sau khi thỏa thuận được mức giá và ký kết hợp đồng mua bán nợ, công ty tiến hành ghi nhận doanh

thu và xóa khoản nợ ở ngoại bảng. Đây cũng là biện pháp có hiệu quả đã được Công ty áp dụng trong thời gian qua như bán khoản nợ cho DATC (Công ty mua bán nợ của Bộ tài chính) với trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty Xây dựng công trình đường thủy và Công ty cầu 7 Thăng Long.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 -28 )

×