Quá trình hội nhập quốc tế của các hệ thống bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 39)

thế giới

1.3.1 Một số khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Để hiểu được Bảo hiểm tiền gửi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào, chúng ta cần xem xét các khái niệm: hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Hội nhập tài chính quốc tế.

Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Khác với hợp tác quốc tế - Hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau, hội nhập quốc tế vượt lên trên hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia, theo đó, chủ thể tham gia hội nhập quốc tế trước tiên là các

quốc gia – chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội như hội nhập về kinh tế, hội nhập chính trị, hội nhập văn hóa – xã hội… nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.

Theo định nghĩa trên, hội nhập kinh tế quốc tế chính là hội nhập quốc tế diễn ra trên lĩnh vực kinh tế với sự gắn kết các nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra trên nhiều mức độ: Cấp thấp nhất là Thỏa thuận thương mại ưu đãi như hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (2001; Khu vực mậu dịch tự do như khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA); Liên minh thuế quan (CU); Thị trường chung (hay còn gọi là thị trường duy nhất); và cao nhất là liên minh kinh tế - tiền tệ như thị trường EU.

Hội nhập tài chính quốc tế là gia tăng mối liên kết giữa một nước với thị trường vốn quốc tế. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính đưa đến cho quốc gia kiên thức công nghệ cao, giảm rào cản về hàng hóa dịch vụ và giảm những hạn chế về dòng chảy vốn. Hội nhâp tài chính quốc tế là nhân tố thúc đẩy tổ chức tài chính và phi tài chính nội địa mở rộng thị phần ra nước ngoài, đặc biệt là những thị trường tài chính mới và khu vực được tự do hóa thương mại. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính nước ngoài thâm nhập vào thị trường tài chính quốc gia thông qua hai hình thức: đầu tư trực tiếp – thông qua hình thức này, các tổ chức tài chính nước ngoài thành lập ngân hàng 100% vốn sở hữu hoặc chi nhánh tại nước sở tại, hình thức đầu tư này

giúp cho nước sở tại học hỏi được kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của các tổ chức tiên tiến đồng thời là một kênh thu hút vốn của nước nhận đầu tư, tuy nhiên, với sự xuất hiện của các tổ chức nước ngoài với tiềm lực mạnh về công nghệ, vốn và nghiệp vụ, gia tăng sự cạnh tranh tại thị trường nội địa, các tổ chức tài chính nội địa nếu không cải tiến năng lực, công nghệ có thể không trụ vững tại thị trường trong nước. Hình thức thứ hai chính là đầu tư gián tiếp bằng cách chuyển vốn vào nền kinh tế thông qua trái phiếu, cổ phiếu… Điều này làm tăng tính không ổn định cho nền kinh tế, khiến nền kinh tế dễ gây ra khủng hoảng. Mức độ hội nhập của khu vực tài chính thể hiện ở mức độ sở hữu nước ngoài trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại thị trường nội địa, thị phần dịch vụ nội địa của tổ chức tài chính nước ngoài , phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn, quy chế và quy định của thị trường một nước theo thông lệ quốc tế và phạm vi dịch vụ tài chính cung cấp cho đối tượng cư trú.

Bảo hiểm tiền gửi tham gia vào dòng chảy hội nhập quốc tế trên hai khía cạnh:

•Đối với thị trường trong nước, khi khu vực tài chính ngân hàng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, BHTG sẽ phải nâng cao nghiệp vụ hoạt động thị trường trong nước hòa hợp với thông lệ quốc tế, nhằm hòa hợp và tăng cường năng lực giám sát các định chế tài chính nước ngoài đang hoạt động tại thị trường trong nước.

•Đối với thị trường quốc tế, BHTG cần nâng cao nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới, nhằm hòa hợp với các định chế BHTG các nước trên thế giới, theo dõi và giám sát thận trọng đối với định chế tài chính xuyên biên giới, ngăn ngừa khủng hoảng hệ thống tài chính quốc tế, giảm thiểu rủi ro.

1.3.2 Đặc điểm quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các hệ thống bảo hiểm tiền gửi thế giới

Hệ thống BHTG tại Châu Âu

thành lập năm 1993 với 27 thành viên là các quốc gia thuộc Châu Âu, cùng hợp tác, phát triển quyết các vấn đề kinh tế chính trị trong nội bộ khu vực và với các quốc gia, khu vực khác.

Để đạt được mục tiêu trở thành thị trường chung Châu Âu thống nhất, Uy ban Liên minh Châu Âu - EC đã xây dựng nhiều mục tiêu nhỏ, trong đó có mục tiêu nhằm hòa hợp cơ chế bảo vệ người gửi tiền trên toàn Châu Âu, thể hiện thông qua việc ban hành Hướng dẫn cơ chế bảo vệ người gửi tiền áp dụng bắt buộc với tất cả các nước thành viên phải tuân thủ. Đồng thời thành lập diễn đàn Bảo vệ người gửi tiền Châu Âu.

Hướng dẫn cơ chế bảo vệ người gửi tiền (DGD 1994) được thông qua bởi Hội đồng chung Châu Âu vào tháng 5, năm 1994 với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng (cụ thể ở đây là người gửi tiền) đồng thời tăng cường ổn định tài chính. Tuy nhiên, Hướng dẫn mang một tầm quan trọng hơn – thể hiện tính hội nhập khu vực ở Châu Âu – đó là thúc đẩy nhân tố tạo ra sự hòa hợp, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng trong nội bộ thị trường chung Châu Âu. DGD đề cập tới các nội dung cơ bản về BHTG như sau:

DGD đưa ra khái niệm “Giám sát của nước sở tại” – DGD cung cấp một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại chi nhánh ngân hàng đặt tại nước ngoài và xây dưng cơ chế trách nhiệm giám sát đối với nước sở tại, không chỉ là trách nhiệm giám sát ngân hàng và chi nhánh của nó ở bất kỳ đâu trong EU, mà nó còn đền bù cho người gửi tiền khi mà chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài gặp thất bại. Đồng thời, DGD cũng mở rộng phạm vi bảo hiểm tới người gửi tiền tại các chi nhánh ở các nước thành viên Châu Âu khác.

Về tiền gửi được bảo vệ, DGD quy định là : “bất cứ số dư có trong tài khoản hoặc số tiền tạm thời có nguồn gốc từ giao dịch ngân hàng thông thường hoặc số dư có mà tổ chức tín dụng phải thanh toán lại dựa trên hợp

đồng hay do luật quy định; bất cứ chứng chỉ nợ được phát hành bởi tổ chức tín dụng” Đối tượng tiền gửi còn bao gồm cả cổ phiếu tại nước Anh và công ty nhà ở Ai len.

Về tổ chức tham gia BHTG bao gồm Ngân hàng tiết kiệm, Ngân hàng nhận thế chấp, hiệp hội tín dụng, và các tổ chức tín dụng công khai khác.

Về cơ chế thành viên tham gia BHTG: DGD bắt buộc các nước thành viên thành lập hệ thống BHTG hoặc duy trì hệ thống BHTG công khai. Hơn nữa, DGD quy định các nước nhận đầu tư chịu trách nhiệm đưa ra hạn mức chi trả bảo hiểm, cấm áp dụng mức phí bảo hiểm cao, cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài gia nhập hệ thống BHTG của nước mà chi nhánh ngân hàng đó hoạt động, xây dựng ngoại trừ bắt buộc về tiền gửi liên ngân hàng, tiền gửi bằng tiền mặt và quỹ tiền gửi, hạn chế các chi nhánh ngân hàng quảng cáo nhưng yêu cầu các chi nhánh ngân hàng phải cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng.

Cuối cùng, DGD bắt buộc chính phủ các nước thành viên chịu trách nhiệm xây dựng và xác lập hệ thống BHTG công khai, nhưng không được hỗ trợ tài chính cho hệ thống, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Sau khi DGD ra đời, hệ thống BHTG tại các nước đã có những thay đổi nhằm hòa hợp với DGD. Có thể thấy hai đặc điểm nội bật sau khi DGD ra đời:

Thứ nhất, Một số nước đã điều chỉnh hệ thống BHTG nhằm tuân thủ DGD với các mức độ khác nhau. Nhóm nước này về cơ bản là nước công nghiệp hóa phát triển, hệ thống BHTG đã tồn tại, phát triển từ trước khi DGD 1994 ra đời. Có thể kể đến các quốc gia trong nhóm này như: Bỉ, Đức…

Vương Quốc Bỉ.

Trước khi DGD 1994 ra đời, Hệ thống BHTG tại Bỉ còn thô sơ và được quản lý bởi tổ chức de Reesompte et de Garantie(The IRG) với sự tồn tại song

song hai quỹ BHTG : (i) Quỹ BHTG cho các Ngân hàng và Quỹ khác cho Tổ chức tiết kiệm tư nhân. Vốn thực hiện được các tổ chức tham gia BHTG đóng góp nhưng không đưa vào quỹ mà giữ lại tại tổ chức đó, và được đưa ra trong trường hợp khẩn cấp. Đối tượng tiền gửi được bảo hiểm là đồng Franc, hạn mức chi trả tối đa là 500,000franc cho một tài khoản tiền gửi , tuy nhiên người gửi tiền không có quyền đòi bồi thường, và chỉ được xem xét chi trả khi ngân hàng đổ vỡ. Nếu quỹ không đủ khi bồi thường như đã cam kết, thì việc chi trả sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng cho phù hợp với nguồn vốn hiện có. Việc chi trả thêm có thể được thực hiện sau đó khi IRG kêu gọi các thành viên đóng góp thêm.

Sau khi DGD 1994 ra đời, Hai quỹ BHTG ở trên được hợp nhất, các thành viên tham gia hệ thống BHTG được yêu cầu gửi phần đóng góp vào quỹ chung thay vì giữ lại tổ chức tham gia BHTG như trước kia, tỷ lệ đóng góp là 2% tổng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, khi tổng số tiền đóng góp chưa đạt mức 0.5% tổng tiền gửi được bảo đảm, các ngân hàng sẽ phải đóng góp thêm với tỷ lệ 0.4% tổng tiền gửi. Các thành viên tham gia hệ thống là bắt buộc, đồng thời tổ chức tham gia BHTG được mở rộng thêm sang các tổ chức tín dụng nhân dân. Người gửi tiền có quyền đòi bồi thường một cách hợp pháp khi tổ chức tín dụng bị đổ vỡ hoặc không có khả năng thanh toán. Việc chi trả được áp dụng cho tất cả các tài khoản và không hạn chế về hạn mức chi trả.

Đức

Trước DGD 1994: Tồn tại ba hệ thống BHTG tự nguyện cho ba loại hình Ngân hàng riêng rẽ : i) Hiệp hội ngân hàng Đức xây dựng cơ chế BHTG bảo vệ cho hệ thống ngân hàng tư nhân, ii) Hiệp hội ngân hàng Nhân dân xây dựng cơ chế BHTG bảo vệ hệ thống ngân hàng nhân dân và iii) Các ngân hàng hợp tác xã và quỹ tiết kiệm xây dựng cơ chế bảo hiểm riêng cho

người gửi tiền của họ. Tỷ lệ đóng góp là 0.3% tài sản và có thể tăng lên 25% đối với ngân hàng gặp rủi ro. Cơ chế tham gia là tự nguyện, số tiền chi trả chiếm 30% vốn ngân hàng. Trong thực tế, yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng là 5 triệu ECU, do đó mức chi trả ít nhất là 1.5 triệu ECU. Đối tượng người gửi tiền được bảo vệ bao gồm cả người cư trú và không cư trú, đồng thời đồng tiền được bảo hiểm là cả nội tệ và ngoại tệ. Tổ chức tham gia hệ thống bao gồm ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống không đưa ra quyền bồi thường hợp pháp cho người gửi tiền nhưng trong thực tế chưa có người gửi tiền nào bị từ chối chi trả hoặc ngân hàng thành viên bị từ chối hỗ trợ tài chính, hệ thống hoạt động căn cứ theo quy định riêng của từng hệ thống. Các Hệ thống BHTG hoạt động khá hiệu quả tại Đức, sau khi DGD ra đời, Đức hầu như không muốn thay đổi hệ thống theo hướng dẫn của DGD 1994 và gửi văn bản phản đối tới Hội đồng chung Châu Âu về một số vấn đề như:

Vấn đề chi trả tiền bảo hiểm, theo điều khoản Thành viên cấm xuất khẩu trong DGD quy định cấm áp dụng hạn mức chi trả cao đối với tổ chức tài chính của nước mình tại nước ngoài trong khi đó, Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức đưa ra một hạn mức chi trả bảo hiểm rất cao. Vì vậy, nếu tuân theo điều khoản này, các ngân hàng thành viên Đức tại các nước khác trong nội bộ Châu Âu phải giảm hạn mức chi trả mà họ đề nghị cho khách hàng, điều này cản trở khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Đức tại thị trường nước ngoài.

• Về điều khoản bổ sung của DGD cho phép chi nhánh NHNN hoạt động tại Đức đưa ra hạn mức chi trả cao hơn nước sở tại của họ. Điều này làm tăng gánh nặng chi trả cho hệ thống BHTG của Đức bởi sự yếu kém của hệ thống giám sát nước sở tại có thể khiến các chi nhánh NHNN hoạt động rủi ro hơn các ngân hàng của Đức.

• Bên cạnh đó, các nhà cầm quyền Đức cho rằng, Điều khoản cơ chế thành viên bắt buộc không cần thiết bởi vì các hệ thống BHTG Đức với cơ

chế tự nguyện của nó vẫn hoạt động rất hiệu quả từ 1976.

Tuy nhiên, tất cả các phản đối của Đức tới tòa án Châu Âu đều bị bác bỏ, và cho tới tháng 8/1998, Đức buộc phải thông qua Luật bồi thường cho các nhà đầu tư và bảo hiểm tiền gửi. Luật quy định hạn mức chi trả là 20.000ECU, với 10% đồng bảo hiểm, có hai cơ chế BHTG bắt buộc: một cho các ngân hàng tư nhân và một cho các ngân hàng đại chúng. Các ngân hàng và tổ chức tài chính khác, các cơ quan công đều không tham gia. Cả hai hệ thống này được quản lý bởi Hiệp hội các ngân hàng và chịu sự giám sát bởi Cơ quan giám sát Ngân hàng liên bang. Nguồn hoạt động từ phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Cuối cùng, mặc dù đã thành lập hai hệ thống BHTG mới nhằm tuân thủ DGD 1994 nhưng các hệ thống cũ vẫn hoạt động với những thay đổi không đáng kể. Có thể thấy rằng, nếu như Vương Quốc Bỉ sẵn sàng thay đổi hệ thống BHTG của họ nhằm hòa hợp với DGD 1994, thì Đức không sẵn sàng thay đổi hệ thống nhằm tuân thủ DGD 1994.

Thứ hai : Đặc điểm hội nhập BHTG khu vực có thể thấy sau khi DGD ra đời, các nước có nền kinh tế đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi (Các nước Đông Âu cũ như Ba lan, Slovakia, Romani… ) đã thành lập hệ thống BHTG công khai tuân thủ các quy định chung của DGD, hành động này thể hiện ý chí hội nhập kinh tế khu vực. Đồng thời, thành lập hệ thống BHTG là tiền đề cho sự phát triển khu vực tài chính ngân hàng và quy trình chuyển đổi nền kinh tế. Do hệ thống BHTG tại các nước này được thành lập nhằm hòa hợp với các quy định tại Hướng dẫn DGD 1994, nên có một số đặc điểm tương tự như:

• Hệ thống BHTG đều do cơ quan đặc biệt quản lý quỹ BHTG ngoại trừ hệ thống BHTG tại Slovenia được quản lý thông qua Ngân hàng trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w