Kiểm tra chất lượng ngao cúc

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun lựa chọn ngao giống (Trang 26)

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Cũng tương tự như dụng cụ kiểm tra lẫn tạp trong ngao vạn, dụng cụ kiểm tra chất lượng ngao cúc nên có màu sắc sáng để dễ đánh giá chất lượng ngao cúc.

- Dụng cụ kiểm tra thường bao gồm: + Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng + Kính lúp.

+ Đèn pin.

3.2. Kiểm tra độ đồng đều

- Tiến hành lấy mẫu ngao khi kiểm tra đánh giá hoặc khi đến cơ sở cung cấp giống để mua.

- Bước 1: Lấy mẫu ngao lên đĩa. - Bước 2: Trải ngao trên đĩa kiểm tra.

- Bước 3: Đánh giá độ đồng đều bằng mắt thường, ngao đẹp là ngao tương đối đồng đều về kích cỡ.

3.3. Kiểm tra ngao khỏe

- Tiến hành lấy mẫu ngao khi kiểm tra đánh giá hoặc khi đến cơ sở cung cấp giống để mua.

- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra: + Đĩa sứ hoặc đĩa nhựa màu trắng. + Chậu nhựa.

- Bước 2: Lấy một lượng ngao đưa vào đĩa màu trắng.

- Bước 3: Để yên ngao vạn trong dụng cụ kiểm tra khoảng 10 – 15 phút. - Bước 4: Quan sát sự di chuyển của ngao, chân bò của ngao cám thò ra khỏi vỏ. Ngao khỏe là ngao thò chân bò ra ngoài bám vào nền của đĩa sứ hay nhựa để di chuyển.

3.4. Đánh giá

Đánh giá ngao cúc đủ tiêu chuẩn thông qua ba tiêu chí kiểm tra trên. Ngao vạn đẹp phải bao gồm đủ các tiêu chí cỡ đồng đều; màu sắc sáng, ngao di chuyển khi kiểm tra.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi

Phương pháp xác định cỡ ngao cúc và đánh giá chất lượng ngao cúc? - Bài tập thực hành

Bài 1. Xác định cỡ ngao cúc.

Bài 2. Kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cúc.

C. Ghi nhớ:

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun Lựa chọn ngao giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; được giảng dạy sau các mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao; Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao; Mô đun Lựa chọn ngao giống có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun Lựa chọn ngao giống là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều.

II. Mục tiêu mô đun:

- Trình bày được các bước kỹ thuật chọn ngao cám, ngao vạn và ngao cúc.

- Thực hiện được các bước kỹ thuật chọn ngao cám, ngao vạn và ngao cúc.

- Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn ngườ i khi làm viê ̣c tại bãi triều ven biển.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra M3-01 Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học, địa điểm sản xuất giống và ương nuôi 1 1 M3-02 Bài 1. Chọn ngao cám Tích hợp Lớp học, địa điểm sản xuất giống và ương nuôi 26 5 21 1 M3-03 Bài 2. Chọn ngao vạn Tích hợp Lớp học, địa điểm sản xuất giống và ương nuôi 25 5 20

M3-04 Bài 3. Chọn ngao cúc Tích hợp Lớp học, địa điểm sản xuất giống và ương nuôi 24 4 20 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 80 15 61 6

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chọn ngao cám

- Nguồn lực:

Mỗi nhóm học viên gồm có:

+ Vợt có cán cầm, mắt lưới 40 mắt/cm2. + Vòi nhựa Ø 21 – 27, dài 1,5 – 2m.

+ Cân điện tử cầm tay để kiểm tra cỡ ngao. + Xô, chậu, bút và sổ ghi chép.

+ Khay nhựa.

+ Lưới cước mắt 40 mắt/cm2

kích thước 1 x 2m; + Thau lớn

- Các bước thực hiện:

Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

+ Bước 2. Kiểm tra cỡ ngao cám

+ Bước 3. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao cám + Bước 4. Kiểm tra chất lượng ngao cám + Bước 5. Đánh giá

- Tiêu chuẩn thực hiện:

+ Kiểm tra được cỡ ngao cám

+ Kiểm tra được tạp trong ngao cám + Kiểm tra được chất lượng ngao cám - Sản phẩm thực hành:

Báo cáo kết quả lựa chọn ngao cám

4.2. Bài 2: Chọn ngao vạn

Mỗi nhóm học viên gồm có: + Vợt mắt lưới 20 mắt/cm2. + Điện điện tử cầm tay.

+ Cân đĩa loại 0,5 – 2kg để xác định cỡ ngao. + Ngoài ra cần chuẩn bị: xẻng, bút và sổ ghi chép. + Bút và sổ ghi chép.

- Các bước thực hiện:

Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

+ Bước 2. Kiểm tra cỡ ngao vạn

+ Bước 3. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao vạn + Bước 4. Kiểm tra chất lượng ngao vạn + Bước 5. Đánh giá

- Tiêu chuẩn thực hiện: + Kiểm tra được cỡ ngao vạn

+ Kiểm tra được tạp trong ngao vạn + Kiểm tra được chất lượng ngao vạn - Sản phẩm thực hành:

Báo cáo kết quả lựa chọn ngao vạn

4.3. Bài 3: Chọn ngao cúc

- Nguồn lực:

Mỗi nhóm học viên gồm có:

+ Lưới thu ngao, vợt mắt lưới 20 mắt/cm2 . + Cân đĩa loại 0,5 – 2kg để xác định cỡ ngao. + Thuyền chở ngao vạn.

+ Ngoài ra cần chuẩn bị: xẻng, bút và sổ ghi chép. - Các bước thực hiện:

Chia nhóm 10 - 15 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

+ Bước 2. Kiểm tra cỡ ngao cúc

+ Bước 3. Kiểm tra lẫn tạp trong ngao cúc + Bước 4. Kiểm tra chất lượng ngao cúc + Bước 5. Đánh giá

- Tiêu chuẩn thực hiện: + Kiểm tra được cỡ ngao cúc

+ Kiểm tra được tạp trong ngao cúc + Kiểm tra được chất lượng ngao cúc - Sản phẩm thực hành:

Báo cáo kết quả lựa chọn ngao cúc

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Lựa chọn ngao cám

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phương pháp xác định cỡ ngao cám và

kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cám. - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện xác định cỡ ngao cám và

kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cám. - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành

5.2. Bài 2: Lựa chọn ngao vạn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phương pháp xác định cỡ ngao vạn và

kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao vạn. - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện xác định cỡ ngao vạn và

kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao vạn. - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành

5.3. Bài 3: Lựa chọn ngao cúc

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phương pháp xác định cỡ ngao cúc và kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cúc. - Phương pháp cân, đo xác định cỡ ngao cám, ngao vạn và ngao cúc.

- Phương pháp đánh giá chất lượng ngao giống.

- Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết

- Thực hiện xác định cỡ ngao cúc và

kiểm tra tỷ lệ tạp, chất lượng ngao cúc. - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện cân, đo xác định cỡ ngao

cám, ngao vạn và ngao cúc.

- Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện đánh giá chất lượng ngao

giống.

- Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy

sản

2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy

sản

4. Các ủy viên:

- Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản

- Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản

- Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy

sản

2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản

- Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản

- Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun lựa chọn ngao giống (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)