Nguyên lý cơ bản được áp dụng để chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu quán tính là làm thay đổi chiều hướng chuyển động của dòng khí một cách liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dáng khác nhau. Khi dòng khí đổi hướng chuyển động thì bụi có quán tính lớn sẽ giữ hướng chuyển động ban đầu của mình và va đập vào các vật cả rồi bị giữ lại ở đó hoặc mất đi động năng và rơi xuống đáy thiết bị
Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1m/s, còn ở ống vào khoảng 10m/s. Hiệu quả lọc của thiết bị này đạt từ 65 ÷ 80% đối với các hạt bụi có kích thước 20 -30 µm. Trở lực của chúng trong khoảng 150 ÷ 390 n/m2
Có nhiều loại : thiết bị lọc quán tính Venturi, thiết bị lọc quán tính kiểu màn chắn uốn cong, thiết bị lọc quán tính kiểu “lá xách” …
3.2.1.3. Cyclon
Hình 3.2. Cyclon lọc bụi
Cơ chế tách bụi: nhờ lực ly tâm
Dòng thiết bị được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thân hình trụ của thiết bị nên sẽ chuyển động xoáy ốc bên trong thiết bị từ trên xuống. Do chuyển động xoáy, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm chúng tiến dần (văng) về phía hình trụ của cyclon rồi chạm vào đó và tách ra dòng khí. Dưới tác dụng của trọng lực các hạt bụi này sẽ rơi xuống đáy phễu thu bụi ở dưới của cyclon. Khi chạm vào đáy hình nón, dòng khí bị dội ngược trở lại nhưng vẫn chuyển động được xoáy ốc từ dưới lên và thoát ra ngoài.
• Ưu điểm
+ Giá thành đầu tư thấp
+ Cấu tạo đơn giản dễ vận hành
+ Chi phí sửa chữa, bảo hành thấp
+ Có khả năng làm việc liên tục
+ Có thể được chế tạo bằng các loại vật liệu khác nhau tuỳ theo yêu cầu về nhiệt độ, áp suất và mức độ ăn mòn.
• Hạn chế
+ Hiệu suất tách thấp đối với bụi có d < 5µm
+ Dễ bị mài mòn nếu bụi có độ cứng cao
+ Hiệu suất giảm nếu bụi có độ kết dính cao • Phạm vi áp dụng
+ Thường dùng cho các lĩnh vực ximăng, mỏ, bột giặt, giấy, gỗ, lò đốt
+ Còn dùng để thu hồi xúc tác trong dầu mỏ ...