Quan điểm của tác giả về thu hút đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

1.3. Quan điểm của tác giả về thu hút đầu tư nước ngoài

Nói chung để thu hút FDI một cách hiệu quả nhất, Phú Thọ cần học tập những kinh nghiệm thành công cũng như không thành công của những địa phương khác, cụ thể là vận dụng và phát huy những thành công, đồng thời hạn chế và khắc phục những thất bại của các địa phương khác phù hợp với điều kiện của tỉnh mình. Qua phân tích tình hình thực tế, cũng như các bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Trong thời gian tới để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

ngoài với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước để các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.

Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế “ một cửa”. Ủy ban nhân dân tỉnh nên ban hành quy chế về trình tự, thủ tục cấp phép cho đầu tư và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép.

Thứ ba, Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình dự án đối

tác, địa bàn cụ thể. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt dộng kêu gọi nhà đầu tư như hội chợ thương mại, triển lãm…để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của tỉnh mình. Tìm kiếm những nhà đầu tư tốt và phải chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tư,không tham những dự án phi kinh tế. Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước và nên kết hợp vói các cơ quan chức năng ở nước đó để có những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở lĩnh vực mà tỉnh cần. Sở, ngành, ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, đối với những dự án có thể gây tác động với môi trường cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu nhận thấy dự an không tốt thì địa phương nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Thứ tư, Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện,

mở chi nhánh của các công ty nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Thường xuyên tổ chức các hội nghị để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp FDI, từ đó tìm ra hướng giải quyết.

Thư năm, Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, vì nguôn nhân lực kém chất

lượng đặc biệt trong những ngành cần trình độ kỹ thuật cao thì sẽ trở thành điểm yếu của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư cũng như việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án.

Ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới, đồng thời

đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả, đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm, kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra.

Cuối cùng cần kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài.

Kết luận chương 1: Nguồn vốn FDI có vai trò, vị trí quan trọng trong quá

trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia, nhất là đối với Việt Nam hiện nay. FDI làm tăng nguồn vốn đầu tư, giúp nước ta cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu KT – XH, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. FDI mang vào nước ta các kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường... Có thể thấy rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế rõ nét, giúp nước ta có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái, hạn chế nhất định. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của nguồn vốn FDI là rất cần thiết, trên cơ sở dựa vào kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, chúng ta cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp lâu dài để tăng cường thu hút vốn FDI và hạn chế những mặt trái do chính nguồn vốn này mang lại nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đâị hóa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)