Khái quát về thiết kế CSDL

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước Na Hang (Trang 103)

4. Công cụ thực hiện

3.3.1.1 Khái quát về thiết kế CSDL

Thiết kế CSDL là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Tuy nhiên việc xác định yêu cầu thông tin là một công việc rất khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Nhưng cũng có một số cách thức cơ bản để xác định yêu cầu thông tin, đó là:

Hỏi người sử dụng cần thông tin gì?: những thông tin gì là cần thiết đối với người sử dụng? và nội dung của những thông tin đó. Phương pháp này có hiệu quả trong trường hợp, người sử dụng hiểu rõ cấu trúc của nhiệm vụ phải làm, nhiệm vụ có cấu trúc tương đối cao và độ phức tạp, kích cỡ nhỏ.

Phương pháp đi từ hệ thống thông tin đang tồn tại: Đôi khi việc xác định các đầu ra, nội dung của các đầu ra mà hệ thống thông tin mới sản sinh là rất khó khăn đối với người sử dụng, trong trường hợp đó người ta có thể phỏng theo hệ thống thông tin đang tồn tại.

Tổng hợp từ đặc trưng của nhiệm vụ mà HTTT trợ giúp: Phân tích viên nghiên cứu các đặc trưng của nhiệm vụ, cấu trúc của nó, mối liên hệ của các nhiệm vụ thành phần, từ đó suy diễn ra nhu cầu thông tin. Phương pháp này thích hợp cho trường hợp, nhiệm vụ cần trợ giúp là ít có cấu trúc. Nó đòi hỏi phân tích viên phải am hiểu sâu sắc một hoặc nhiều phương pháp cho phép thực hiện một công việc tổng hợp như vậy.

Phương pháp thực nghiệm: Phân tích viên sẽ xác định tập hợp đầu tiên các nhu cầu chuyển nhanh chóng thành mẫu, mẫu này được đưa cho người sử dụng xem xét và đánh giá, phân tích viên sẽ xác định những nhu cầu thông tin chưa được thoả mãn và bổ sung chúng vào mẫu thứ hai. Các bước này sẽ

được lặp lại cho đến khi người sử dụng thấy thoả mãn với những thông tin mà mẫu xây dựng đưa ra. Sau đó phân tích viên tiến hành thiết kế logic hệ thống.

Các phương pháp thiết kế CSDL:

Có bốn phương pháp thiết kế CSDL đó là:

Phương pháp nguyên mẫu: Phương pháp thiết kế này dựa vào một cơ sở dữ liệu đã gắn với hệ thống.

Phương pháp điều tra nhu cầu thông tin của những người sử dụng: việc thiết kế sẽ được dựa trên những nhu cầu thông tin người sử dụng mà người sử dụng đưa ra trong quá trình điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ phía người sử dụng thì cán bộ phân tích sẽ tổng hợp những thông tin đó lại (có thể lược bớt những thông tin không cần thiết, và bổ sung một số thông tin còn thiếu).

Phương pháp thiết kế từ các thông tin đầu ra: Đây là một trong hai phương pháp thiết kế khá phổ biến trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Từ những đầu ra chủ yếu của hệ thống thông tin, thực hiện việc chuẩn hoá và tích hợp lại để tạo ra một cơ sở dữ liệu.

Phương pháp mô hình hoá theo mô hình quan hệ thực thể: Từ mô hình quan hệ thực thể (ERD) thực hiện các bước chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu để tạo ra một cơ sở dữ liệu.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhiều bài toán, đôi khi phải kết hợp một số hoặc cả bốn phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu với nhau chỉ để tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất phù hợp với hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước Na Hang (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w