Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Ôn tập VHVN sau CM T8-1945 (Trang 29 - 31)

Các bài thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật khác nhau trong xây dựng hình ảnh thơ:

- Đồng chí: Bút phá hiện thực - những chi tiết hiện thực - hình ảnh gần như là trực tiếp. Hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng “Đầu súng trăng treo”.

- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp hiện thực kết hợp phóng đại với nhiều liên tưởng - tưởng tượng - so sánh mới mẻ độc đáo.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Sử dụng bút pháp hiện thực - miêu tả cụ thể sinh động những chiếc xe không kính.

- Ánh trăng: Có nhiều hình ảnh chỉ tiết thực, bình dị, bút pháp gợi tả là chủ yếu, không đi vào chi tiết mà hướng tới khái quát biểu tượng.

Tóm lại, mỗi bút pháp có giá trị riêng phù hợp với tư tưởng cảm xúc của bài thơ và phóng cách riêng của mỗi tác giả.

BẾN QUÊ

Nguyễn Minh Châu

I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả, tác phẩm:

a) Tác giả:

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) - Quê Quỳnh Lan – Nghệ An

- Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội.

- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Các tác phẩm tiêu biểu:

Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính.

Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh. b) Tác phẩm

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

Truyện có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.

2. Đọc – tìm hiểu chú thích:

a) Đọc văn bản. b) Tìm hiểu chú thích

3. Tóm tắt truyện

- Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giườ bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.

- Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc- một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.

Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được sự vất vả, tần tảo- tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi và trở nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lý của đời người (con người trên đời người không tránh khỏi những khó khăn trắc trở - con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được.

4. Tìm hiểu tình huống truyện

Hai tình huống cơ bản:

+ Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh

Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta.

- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía và cảm nhận được.

Một phần của tài liệu Ôn tập VHVN sau CM T8-1945 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w