Lần tiêm thứ

Một phần của tài liệu Luận văn: “Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi”. (Trang 36 - 38)

IV. KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN 4.1 Kết Quả Thu Mẫu Cá Bệnh

4.3.2 Lần tiêm thứ

14 ngày sau khi tiêm vi khuẩn bất hoạt lần thứ hai, tiếp tục lấy máu thỏ. Các thao tác lấy huyết thanh vẫn thực hiện như trên.

Kiểm tra phản ứng ngưng kết với huyết thanh thu được, chúng tôi nhận thấy: Trên vi khuẩn bất hoạt xuất hiện những chấm nhỏ ly ty có màu trắng đục biểu hiện rõ trên phiến kính.

Tiếp tục tiến hành pha loãng lên 2 lần thì thấy vẫn có kết tủa màu trắng đục ly ty rất khó nhìn thấy.

Trên vi khuẩn sống vẫn thực hiện các thao tác như trên chúng tôi thu được kết quả tương tự như ở vi khuẩn bất hoạt.

Kết luận:

Ở lần tiêm thứ 2 có kháng thể kháng vi khuẩn streptococcus. Nhưng khi pha loãng huyết thanh lên đến lần thứ 2 thì hầu như phản ứng ngưng kết trên phiến kính không xảy ra, chứng tỏ lượng kháng thể kháng vi khuẩn streptococcus có trong huyết thanh vẫn còn thấp.

Với lần tiêm thứ 2, kháng thể thu được không đạt kết quả như mong đợi nên chúng tôi đã tiếp tục tiêm vi khuẩn lần thứ 3.

Lần tiêm này chúng tôi chỉ tiêm 1ml FKC không pha dầu khoáng như những lần tiêm trước.

7 ngày sau khi tiêm vi khuẩn lần thứ 3 lấy huyết thanh và thu được kết quả như sau:

Kiểm tra kháng thể trên vi khuẩn bất hoạt chúng tôi nhận thấy xuất hiện rất nhiều những chấm nhỏ màu trắng kết tủa lại.

Tiếp tục pha loãng kháng thể lên 2 lần, 4 lần vẫn nhìn thấy phản ứng ngưng kết xảy ra. Nhưng ở lần thứ 4 không thấy nhiều như ở lần thứ 2.

Khi pha loãng huyết thanh lên 8 lần không thấy phản ứng ngưng kết xảy ra. Kết luận:

Ở lần tiêm này lượng kháng thể có trong huyết thanh tăng lên rất nhiều so với các lần tiêm trước có thể vì lý do không pha dầu khoáng trong lần tiêm này.

Lượng kháng thể tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa cao vì phản ứng ngưng kết chỉ nhìn thấy được với độ pha loãng 4 lần. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tiêm vi khuẩn vào thỏ lần thứ tư.

4.3.4 Lần tiêm thứ 4

Sau 42 ngày chúng tôi lấy máu thỏ và kiểm tra kháng thể chúng tôi thu được kết quả dương tính.

Ở lần tiêm này kháng thể cũng tăng hơn so với những lần trước cụ thể là khi pha loãng lên 8 lần mà vẫn có phản ứng ngưng kết xảy ra ở cả vi khuẩn bất hoạt và vi khuẩn sống.

Bảng4.1 Kết quả kiểm tra số lần pha loãng kháng thể trong các đợt thu máu.

Số lần pha loãng

Vi khuẩn sống Vi khuẩn bất hoạt

Ngày thu máu 0 2 4 8 0 2 4 8 14 - - - 28 + - - - + + - - 35 + + + - + + + - 42 + + + + + + + +

(+): Kết quả dương tính, phản ứng ngưng kết xảy ra

Một phần của tài liệu Luận văn: “Điều chế kháng huyết thanh thỏ kháng liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá rô phi”. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)