Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty thiết kế xây dựng thương mại Thiên An (Trang 41)

XL DDCKGiá dự toán của

3.2.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

THIẾT KẾ XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI THIÊN AN 3.1 Quy định chung về kế toán chi phí và giá thành tại công ty THIÊN AN :

3.2.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

 Tại công ty: tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân xây lắp có liên quan đến công trình nào thì được hạch toán chi tiết cho công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động tiền lương như: Bảng chấm công, Bảng lương.

 Ngoài ra, do công nhân ở các đội chủ yếu là công nhân thời vụ có hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng) nên các khoản trích theo lương được tính trực tiếp vào lương. Do đó, cách tính lương rất đơn giản và thường thì lương được tính theo trình độ tay nghề và tính lương theo ngày công.

 Trong thực tế, một đội có thể thi công một hay nhiều công trình. Do đó, có hai cách tập hợp và phân bổ chi phí nhân công:

 Trường hợp 1: đội thi công một công trình thì toàn bộ chi phí nhân công của đội được tập hợp cho công trình đó.

 Trường hợp 2: đội thi công nhiều công trình thì phải chấm công cho từng công nhân, riêng từng công trình để phân bổ chi phí nhân công cho từng CT.

Chứng từ, quy trình lập chứng từ:

Bảng chấm công:

Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng lương… của công nhân viên, để có căn cứ tính trả lương và quản lý lao động trong doanh nghiệp.

Đối với bảng chấm công ở bộ phận Đội thi công còn dùng để làm căn cứ thanh toán tiền lương cho công nhân.

Quy trình lập:

 Mỗi bộ phận (phòng ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng bằng Excel.

 Cột thứ nhất, thứ 2 ghi số thứ tự, họ và tên của từng người trong bộ phận công tác; cột thứ 3 ghi bậc lương hoặc chức vụ của từng người; từ cột thứ 4 đến cột thứ 34 chấm công cho từng người các ngày làm việc trong tháng (nếu tháng có 31 ngày); cột thứ 35 ghi tổng số công được hưởng lương sản phẩm hoặc lương thời gian của từng người trong tháng; cột thứ 36 ghi tổng số công làm ngoài giờ; cột thứ 37 ghi đơn giá tiền lương ngoài giờ; cột thứ 38 ghi thành tiền và cột thứ 39 ghi ký nhận của công nhân viên.

 Cuối tháng, người chấm công, người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển bảng chấm công đến bộ phận Hành chánh để kiểm tra, sau khi kiểm tra bộ phận hành chánh sẽ căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người tính ra công và ghi vào cột 35, 36, 37, 38.

 Ngày công được quy định là 8 giờ. Cuối tháng, tổng hợp giờ công quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh.

Bảng lương:

Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho nhân viên, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho nhân viên đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

Sơ đồ quy trình ghi sổ:

Cách ghi chép:

 Cuối tháng, người chấm công cho công trình sẽ tổng kết bảng chấm công và thanh toán tiền lương công nhân đã thực hiện công trình. Người chấm công sẽ đem bảng chấm công và thanh toán tiền lương công nhân cho Giám đốc và Kế toán trưởng duyệt.

 Tiếp theo sẽ lập “Giấy đề nghị thanh toán”“Phiếu chi”. Thủ quỹ sẽ căn cứ vào các giấy tờ đã được ký duyệt này để chi tiền. Phòng kế toán căn cứ vào các giấy tờ

Bảng chấm công

Bảng thanh toán tiền lƣơng

Giấy đề nghị thanh toán Phiếu chi Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ chi tiết tài khoản Sổ chi tiết giá thành

SVTH: Nguyễn Lê Thanh Ngân – MSSV: 08125059 43

có liên quan hạch toán vào “Sổ chứng từ ghi sổ”, “Sổ cái”, “Sổ chi tiết tài khoản”

“Sổ chi tiết giá thành từng công trình”.

Số liệu minh họa:

 Tháng 06/2010 công trình bắt đầu thực hiện. Cuối tháng, tổng kết số công và thanh toán tiền lương cho công nhân: tổng tiền lương tháng 06 cần phải thanh toán là 24.653.000đ.

 Người chấm công căn cứ vào bảng chấm công lập giấy đề nghị thanh toán và phiếu chi. Thủ quỹ căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán và phiếu chi đã được ký duyệt để chi tiền.

 Căn cứ vào phiếu chi 25C/07 ngày 07/07/2010 cuối tháng kế toán ghi vào sổ chi tiết giá thành công trình Liang Chi II, sau đó chuyển chứng từ đó qua sổ cái chi phí nhân công trực tiếp tháng 07 TK 622 năm 2010.

Định khoản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ giấy đề nghị thanh toán và phiếu chi lương tháng 7, tháng 8, tháng 9, kế toán hạch toán chi phí phải trả lương công nhân công trình Liang Chi II tháng 7, tháng 8, tháng 9: Tháng 7: Nợ TK 622: 24.653.000 Có TK 3341: 24.653.000 Tháng 8: Nợ TK 622: 31.725.000 Có TK 3341: 31.725.000 Tháng 9: Nợ TK 622: 21.548.000 Có TK 3341: 21.548.000 …

Cuối kỳ kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 622: 93.805.000

Có TK 3341: 93.805.000

Công nhân trực tiếp thi công công trình Liang Chi II là công nhân thuê ngoài nên công ty không tiến hành trích các khoản trích theo lương.

3.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Chứng từ, quy trình lập chứng từ:

Chứng từ gồm: Hóa đơn, Phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công, Bảng tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công, Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.

Chứng từ ban đầu để theo dõi hạch toán công việc hàng ngày của máy thi công là “Phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công”

Mỗi máy được phát một phiếu do công nhân điều khiển máy giữ. Cuối tháng, các phiếu này được đưa về phòng kế toán để lập “Bảng tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công”, căn cứ vào bảng này kế toán lập “Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy”.

Hóa đơn:

Hóa đơn mua nhiên liệu, vật liệu khác, chi phí dịch vụ mua ngoài… để phục vụ xe, máy thi công.

Phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công:

Là chứng từ xác nhận số giờ, ca mà xe máy thi công đã hoạt động ở từng công trình, hạng mục công trình làm căn cứ để tính, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình.

Phiếu này do người điều khiển xe, máy thi công lập và chuyển cho phụ trách quản lý xe máy ký duyệt, chấp nhận thời gian hoạt động của xe máy thi công. Sau khi đầy đủ chữ ký phiếu này được chuyển đến bộ phận kế toán để làm căn cứ tính, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.

Quy trình lập:

Cột 1 ghi rõ ngày tháng xe máy thi công hoạt động; cột 2 ghi rõ đối tượng sử dụng xe máy thi công công trình, hạng mục công trình; cột 3 ghi thời gian xe máy hoạt động (giờ); căn cứ vào số giờ để tính ra số ca xe máy thi công hoạt động ghi vào cột 4; bộ phận sử dụng xe máy thi công sau khi kiểm tra sẽ ký xác nhận vào cột 5.

SVTH: Nguyễn Lê Thanh Ngân – MSSV: 08125059 47

Công ty TNHH TK – XD – TM Thiên An. 61/29 Bình Giã, p.13, Q. TB

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty thiết kế xây dựng thương mại Thiên An (Trang 41)