1. Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn
a. Sơ đồ b. Yêu cầu
- Chất thải phải đảm bảo các thông số về tính chất vật lý, hóa học (độ ẩm, nhiệt trị, khối lượng riêng, kích thước hạt…)
- Thành phần chất thải: C, S, P, H… - Lượng tro tạo thành - Phương thức nạp liệu (gián đoạn hay liên tục)
- Lượng nhiên liệu cần bổ sung - Lượng không khí cần cấp - Nhiệt độ ban đầu cần nâng khi đưa chất thải rắn vào
- Phương thức nạp chất thải cơ cấu quay, băng tải, vít tải, vòi phun, quay. - Nạp chất thải cần đảm bảo đủ oxy, nhiên liệu cho quá trình cháy.
* Hệ thống xử lý khói:
- Xử lý bụi bằng cyclon, phòng lắng
- Xử lý SO2 và các khí axit bằng phương pháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm - Xử lý NOx bằng phương pháp khử chọn lọc có xúc tác
- Xử lý hơi kim loại bằng phương pháp hấp phụ - Xử lý dioxin, furan bằng kiểm soát quá trình cháy.
* Thu hồi nhiệt để sản xuất hơi nước, giảm nhiệt độ khói lò
Xử lý chất CTR bằng thiêu đốt
• Mục đích:- Chuyển CTR về trạng thái trơ - Khử độc cho các chất thải nguy hại
-Giảm thể tích vùng chôn lâp - Thu hồi nhiệt lượng
• Nguyên tắc:quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệtđộcao • Đối tượng: CTR or CT nguy hại chứa các chất hữu cơ có thể cháy được • Các loại lò đốt rác ( phân loại theo tính chất CTR )
Lò đốt chất thải sinh hoạt Lò đốt chất thải y tế Lò đốt chất thải công nghiệp
2. Công nghệ chôn lấp chất thải rắn
- Là phương pháp xử lý cuối cùng đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại - Là phương pháp phổ biến nhất, đơn giản, kinh tế hơn các phương pháp khác, có thể được chấp nhận về mặt môi trường. Thích hợp đối với xử lý chất thải khó phân hủy (cao su, nhựa, thủy tinh, phóng xạ, chất thải không cháy được).
a. Phương pháp chôn hở:
- Chất thải được đổ xuống hố nhân tạo hoặc tự nhiên. Phương pháp này đơn giản, cổ điển, không phải đầu tư xây dựng nhiều tuy nhiên dễ gây ô nhiễm môi trường - Các hố chôn hở thường có diện tích 1 ha và sâu 10m.
- Sau 1 năm chôn chất thải rắn sinh hoạt, lượng chất trong nước ngầm ở khu vực lân cận cách 1km có hàm lượng các chất như sau:
Cl- : 2.110 kg/năm N hữu cơ: 661 kg/năm P2O5 : 5 kg/năm K+, Na+, Ca2+ tăng b. Phương pháp chôn kín
Là phương pháp hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật môi trường, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp chôn hở.
Yêu cầu:
- Lựa chọn vùng đất chôn - Đảm bảo xa vùng nước bề mặt - ít nước ngầm, không ảnh hưởng đến dt trồng trọt, được cộng đồng đồng ý - Đáy và hai bên thành hố chôn phải được bịt kín ngăn không cho thấm nước hoặc tiếp xúc với nguồn nước.
- Có thệ thống dẫn nước mưa, bề mặt
- CTR được chôn nên có sự đồng đều về thành phần, tạo thành từng lớp mỏng.
- Chất thải rắn phải được nén giảm thể tích trước khi chôn, phủ kín hố chôn bằng lớp đất và lớp vật liệu trơ.
- Bố trí ống phun nước rác, ống thu khí bãi rác. (hình vẽ hố chôn rác)