Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phầm tại công ty cổ phẩn Baltic – Hải Dương (Trang 73)

phẩm tại công ty cổ phần Baltic – Hải Dương

3.2.1. Kiến nghị 1: Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá vật tư xuất kho để cho việc phản ánh giá trị nguyên vật liệu trên sổ sách được kịp thời hơn. Theo em, công ty có thể xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Việc hạch toán theo phương pháp này mặc dù phức tạp hơn, song cùng với sự trợ giúp của phần mềm kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được sai sót trong việc tính toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong điều kiện có thể thực hiện được. Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì giá xuất vật tư được tính như sau:

Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập =

Giá thực tế vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập Giá trị vật tư xuất kho = Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x số lượng thực xuất kho.

- Công ty nên lập bảng Nhập – xuất – tồn vật tư theo tháng thay vì theo quý để tránh việc ứ đọng công việc vào cuối quý, giúp cho việc theo dõi vật tư được chặt chẽ, hệ thống, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

3.2.2. Kiến nghị 2: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

- Số ngày nghỉ phép mỗi tháng của công nhân công ty phát sinh không thường xuyên, không đều. Vì vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân là cần thiết để giảm thiểu rủi ro đến kế hoạch sản xuất và đến chi phí nhân công.

Công ty có thể lập kế hoạch tiền lương và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân như sau:

Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, công ty nên tính toán mức trích tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm:

Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CN SXTT theo kế = Lương bình quân ngày của CN x Số CN SXTT thực tế x Tổng số ngày nghỉ phép bình quân một năm của CN

Từ đó, hàng quý kế toán trích trước một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành sản xuất ít biến động.

Mức trích trước

hàng quý =

Tỷ lệ trích trước

hàng quý x

Số lương chính phải trả cho CN SXTT trong quý

Tỷ lệ trích trước hàng

quý

=

Tổng số lương nghỉ phép của CNSXTT theo kế hoạch trong năm

Tồng số lương chính phải trả cho CNSXTT theo kế hoạch trong năm

x 100

Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 622 Có TK 335

- Công ty nên đưa cả cấp bậc theo thang bảng lương của Nhà nước vào trong công thức tính lương cho công nhân sản xuất, để hạch toán nhằm khuyến khích công nhân học nâng cao tay nghề.

3.2.3. Kiến nghị 3: Về hạch toán chi phí sản xuất chung

- Công ty nên tổ chức đánh giá lại tài sản cố định để có phương hướng sử dụng tài sản hợp lý và có hiệu quả cao.

- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định nên thay đổi sang biểu mẫu khác để có thể theo dõi được số khấu hao tăng giảm trong kỳ và so sánh mức khấu hao giữa 2 kỳ. Công ty có thể sử dụng biểu mẫu sau:

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng … năm …. STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 641 – Chi phí bán hàng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp … Rượu 1 2 3 4 I. Số trích khấu hao tháng trước

II. Số khấu hao tăng trong tháng

III. Số khấu hao giảm trong tháng

IV. Số khấu hao trích tháng này (I+II-III)

Cộng

 Để hạn chế sự biến động về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, Công ty nên căn cứ vào thực trạng máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất để tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và theo dõi trên TK 335 – Chi phí phải trả.

Sơ đồ 3.1: Hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định

TK 241 TK 335 TK6277 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Trích trước chi phí

hoàn thành được kết chuyển sửa chữa lớn TK 711

Hoàn nhập số trích trước lớn hơn số thực tế

( nếu đã kết chuyển chi phí)

3.2.4. Kiến nghị 4: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

- Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

 Trong quá trình sản xuất thì tình trạng sản phẩm sai hỏng là không thể tránh khỏi, vì vậy ở từng Phân xưởng cần theo dõi, lập phiếu báo cáo sản phẩm hỏng để có thể tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng trong sản xuất ở từng Phân xuởng. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hạn chế hư hao.

 Toàn bộ sản phẩm hỏng của Phân xưởng sẽ bao gồm sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

 Thiệt hại về sản phẩm hỏng được tính như sau:

Thiệt hại về sản phẩm hỏng = Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được + Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏngcó thể sửa chữa được - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)

 Toàn bộ giá trị thiệt hại này kế toán phải theo dõi riêng, đồng thời xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý.

Sơ đồ 3.2: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

TK 152, 334, 338 TK 1381 TK 811, 415 Chi phí sửa chữa Giá trị sản phẩm hỏng

sản phẩm hỏng

TK 154, 156, 632 TK 1388, 152

Giá trị sản phẩm hòng Giá trị phế hiệu thu hồi

không sửa chữa được và các khoản bồi thường

3.2.5. Kiến nghị 5: Về phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang

Hiện nay trong công tác tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty mới chỉ tính đến chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong SPDD mà không tính đến chi phí chế biên và chi phí nguyên vật liệu phụ, gây ra sự thiếu chính xác trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Công ty nên tính cả chi phí chế biến vào giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo cách tính sản lượng ước tính tương đương:

Tổng giá trị SPDD

= Giá trị NVL chính nằm trong SPDD

+ Giá trị NVL phụ còn dư nằm tại phân xưởng + Chi phí chế biến trong SPDD (- Giá trị NVL phụ) Chi phí chế biến trong SPDD =

Số SPDD cuối kỳ (qui đổi ra thành phẩm) Số thành phẩm + Số SPDD cuối kỳ (Quy đổi ra thành phẩm) x Tổng chi phí chế biến

Công ty nên đặt ra kế hoạch thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm theo quý để tiện cho việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính. Từ đó thuận lợi cho việc ra quyết định sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phầm tại công ty cổ phẩn Baltic – Hải Dương (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w