Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI PROTEIN VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG (Trang 46)

VI KHUẨN TUYỂN CHỌN

3.4.5. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Sự thay đổi hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước thải nuôi trồng thủy sản trong bể xử lý sinh học hiếu khí sau các khoảng thời gian xử lý khác nhau được trình bày ở hình 3.12.

Hình 3.12. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải khi xử lý bằng vi khuẩn C8

Sau 9 ngày xử lý nước thải bởi chủng vi khuẩn C8 thì hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước thải đầu ra giảm 93% so với ban đầu. Nước thải không bổ sung vi khuẩn C8, hàm lượng chất rắn lơ lửng chỉ giảm 26%. Hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước thải giảm rất nhanh chỉ sau 3 ngày xử lý bởi chủng vi khuẩn C8 (giảm 79% so với ban đầu). Sau 9 ngày xử lý với việc bổ sung chủng vi khuẩn C8, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải xử lý giảm chỉ còn 0,12 mg/l, đạt mức quy định tại cột B1 của QCVN 08 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Từ nước thải nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam – Đà Nẵng, chúng tôi phân lập được 12 chủng vi khuẩn có khả năng sinh enzyme protease và chọn ra được 3 chủng vi khuẩn C2, C4, C8 có khả năng phân giải protein mạnh

- 3 chủng vi khuẩn C2, C4, C8 thuộc loại vi khuẩn Gram (+), hình que ngắn, sinh trưởng thích hợp nhất ở khoảng pH 7 – 7,5, nhiệt độ 280C và sinh enzyme protease mạnh nhất sau 48 h nuôi cấy.

- Thành phần lý hóa học của nước thải nuôi trồng thủy sản được xử lý bởi chủng chủng vi khuẩn C8 được cải thiện đáng kể. Hàm lượng BOD, NH4+, PO43-, TSS trong nước thải giảm mạnh chỉ sau 3 ngày xử lý và sau 9 ngày xử lý thì các chỉ tiêu trong nước thải đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/ BTNMT.

2. Kiến nghị

- Nghiên cứu trên các đối tượng vi sinh vật khác cùng tham gia vào quá trình xử lý sinh học hiếu khí (vi khuẩn, xạ khuẩn…).

- Tiến hành nghiên cứu xử lý ở các tải trọng khác nhau của nước thải với mật độ vi khuẩn khác nhau; đồng thời tiến hành phối hợp hỗn hợp chủng vi khuẩn trong xử lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014, ngày 31/7/2014, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

[2] Ðỗ Thị Bích Thủy, "Nghiên cứu các yếu tố ảnh huởng đến sự thu nhận chế phẩm protease ngoại bào của Bacillus amyloliquefacien N1",Tạp chí khoa học, Ðại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012, Truờng Ðại học Nông lâm, Ðại học Huế.

[3] Egorov N.X, Nguyễn Lân Dũng dịch (1983), Thực hành vi sinh vật, NXB Mir Matcova, NXB KT-KH, Hà Nội.

[4] Lê Minh Tâm (2007), Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu vi sinh cơ bản của thực phẩm,NXB Hà Nội.

[5]Lê Ngọc Tú, La Văn Chử, Phạm Trân Châu, Enzyme vi sinh vật, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1982.

[6] Lê Nguyễn Ðoan Duy, Huỳnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Công Hà

(2014) tạp chí Khoa học Trường Ðại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 33 (2014): 104-109, Khảo sát quá trình sinh tổng hợp protease từ Aspergillus oryzae trên môi trường bán rắn,

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

[7]Lương Đức Phẩm (2004), Công nghệ vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[8]Nguyễn Đức Lượng (chủ biên),(2004),Công nghệ enzyme, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[9]Nguyễn Thị Quỳnh Trang, (2011), Tuyển chọn các chủng vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

[10] Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến (1998),Công nghệ ezyme, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. [11]. Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Nghiên cứu một số chủng vi khuẩn

bacillus có khả năng phân giải protein và bước đầu ứng dụng trong xử lý nước thải thủy sản tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng. [12] Nguyễn Thị Thảo, Quyền Đình Thi, Tạp chí sinh học, tập 2(2)-2006 : “

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên quá trình sinh trưởng và sinh tổng hợp protease của chủng Serratia sp. DT3”, viện Công Nghệ Sinh Học. [13] Phan Thị Hồng Ngân, Phạm Khắc Liệu (2012),Đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ của bể lọc sinh học hiếu khí có lớp đệm ngập nuớc, Tạp chí khoa học, Ðại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 113-122

[14] Phạm Bích Hiên (2012), Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn, Khoa Sinh học, Truờng Ðại học Khoa học Tự nhiên. [15] QCVN 08 : 2001/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt.

[16] Trần Quốc Hiền, Lê Văn Việt Mẫn, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ , tập 9, số 11 – 2006, Nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme protease từ ruột cá Basa (Pangasius bocourti), Trung tâm Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Trần Xuân Ngạch (2007), Công nghệ enzym, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

[19] Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải.

[20] Trương Thị Mỹ Khanh, Vũ Thị Hương Lan, Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng xử lý protein và ứng dụng xử lý nước thải chế biến thủy sản, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Ðại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM.

[21] Võ Hồng Thi, Nguyễn Hoàng Mỹ, Nguyễn Phạm Hiền (2012), Hoạt tính protease của một số chủng Bacillus phân lập từ nước thải chế biến thịt và thủy hải sản, Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TpHCM (HUTECH), Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TpHCM.

Tiếng Anh

[22] T. Kuberan, S. Sangaralingam and V. Thirumalai Arasu (2010),

Isolation and optimization of Protease producing Bacteria from Halophilic soil,J. Biosci. Res, Vol. 1 (3), 163-174.

[23] Udandi Boominadhan et al, Optimization of Protease Enzyme Production Using Bacillus Sp. Isolated from Different Wastes, Botany Research International, Vol 2 (2), 83-87.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI PROTEIN VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)