Nxb Sự thật, 975.

Một phần của tài liệu những bài văn mẫu lớp 10 tuyển chọn (Trang 101)

II. Thực hành viết bài văn nghị luận

1 Nxb Sự thật, 975.

ở một độ tuổi nào đó và trong những tình huống nhất định, tình bạn trở nên thiêng liêng và sâu sắc đến mức lấn át mọi thứ tình cảm khác. Không phải chỉ có tình bạn vững bền ở lứa tuổi cắp sách đến trờng, của thời thiếu niên và thanh niên, mà nhiều tình bạn lớn đã nảy sinh trong quá trình trởng thành của con ngời: trong công tác, trong hoạt động cách mạng, trong chiến đấu. Đó là tình đồng chí, tình đồng đội. Cũng có cả những mối tình bạn già rất thiết tha, đầy xúc động. Tập thơ này quan niệm tình bạn rộng rãi nh thế, nh nó vốn tồn tại ở trong đời.

Còn tình yêu? Khó mà nói quá đi về chiều sâu và sức mạnh của nó đối với tâm hồn con ngời. Có thể tìm thấy trong tập này mọi sắc độ của tình cảm, mọi trạng thái tâm hồn nảy sinh từ mọi tình huống có thể xảy ra giữa hai ngời yêu nhau: tình yêu trai gái và tình yêu vợ chồng, tình yêu khi vừa chớm nở và tình yêu giữa độ tròn hạnh phúc, tình yêu khi gần gũi và tình yêu lúc chia xa, tình yêu thành đôi lứa và tình yêu bất hạnh lỡ làng, tình yêu thoáng qua và tình yêu số phận, tình yêu thời trẻ và tình yêu muộn màng, tình yêu mặn nồng từ hai phía và tình yêu khi ngời yêu không yêu, tình yêu trong cảnh thanh bình và tình yêu giữa khói lửa chiến tranh, tình yêu của ng- ời đang còn đối với ngời đã khuất...

Và tất cả, tất cả những rung động của tình bạn và tình yêu đó, trong tập này, đều trải qua sự sàng lọc của những tâm hồn nghệ sĩ, của những ngòi bút tinh tế và tài hoa. Cũng nh trong bất cứ sự cảm thụ nghệ thuật nào, dầu cho bản thân chúng ta có hay không trải qua những tình huống tơng tự thì sự tiếp xúc với những vần thơ này, với những biểu hiện tình cảm hết sức tinh vi và mãnh liệt, cũng mở rộng và nâng cao tâm hồn chúng ta, làm cho nó giàu có hơn lên, cao đẹp hơn lên. Chúng ta sống gấp bội, nhân lên nhiều lần cuộc đời của mỗi một chúng ta. Qua sự thanh lọc của nghệ thuật, chúng ta trở nên ngời hơn, tăng thêm phẩm chất ngời trong mỗi một chúng ta. "Không có gì thuộc về con ngời lại xa lạ đối với tôi", ngời sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhiều lần nhắc lại câu nói đó. Cuốn sách này là một thử nghiệm, một cố gắng nhằm vào cái mục đích cuối cùng mang tính nhân văn ấy.

* * *

Hớng theo ý tởng trên, chúng tôi đã tuyển chọn thơ về tình bạn, tình yêu từ ba nguồn: 1. Thơ ca dân gian

2. Thơ cổ điển 3. Thơ hiện đại

Khỏi phải nhắc lại ở đây về tính trữ tình hết sức đậm đà, sâu sắc của ca dao, dân ca Việt Nam. Trong kho tàng văn chơng truyền miệng, tự ngàn xa để lại, tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng tạo ra một mảng lớn, sáng ngời, đầy sức lay động cho mãi đến bây giờ. Ngời đọc hôm nay vẫn có thể sững sờ trớc vẻ đẹp của mảng thơ này, nh trở về nguồn mà tìm lại đợc chính mình. Hồn nhiên mà dữ dội, trong sáng mà quyết liệt, lành mạnh mà đầy sức bùng nổ, số phận càng éo le, ớc mơ càng táo bạo, cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình của ngời dân lao động ngày xa, hình nh, đã bắt đầu từ đó, trong lĩnh vực tình cảm tự nhiên nhất của con ng ời, khi mà, giữa những ràng buộc khe khắt của xã hội cũ, con ngời muốn đợc sống nh những con ngời...

Tình bạn và tình yêu trong thơ cổ điển lại hiện ra dới những dạng vẻ khác. Quy phạm trong cuộc đời và quy tắc trong nghệ thuật - hãy hiểu là nghệ thuật phong kiến kéo dài hàng chục thế kỷ trong lịch sử Việt Nam - đã gò bó cách diễn đạt nguyên khôi, tơi mát, chân thực của tình cảm con ngời. Tính ớc lệ của nghệ thuật (tình huống không từ cuộc sống thực, tình cảm phải tuân theo đạo đức, thể loại cứng nhắc với những niêm luật phức tạp, điển cố văn học và ngôn từ vay mợn...) khiến cho mảng thơ này không dễ dàng đi vào thế giới tinh thần của con ngời hiện đại. Đối với bạn trẻ ngày nay, để thởng thức văn thơ cổ điển, cần có một sự dẫn dắt đặc biệt, một sự giải mã thích hợp.

Thế nhng, trong bất cứ thời đại nào, đã là nghệ sĩ chân chính thì, cuối cùng, mình vẫn cứ phải là mình, không thể là ai khác, không thể là một t tởng hay một ý niệm. Thành ra đằng sau vô vàn những ớc lệ sáo mòn, những công thức xa cũ, trong văn chơng cổ điển Việt Nam vẫn hiện ra những nhân cách độc đáo, những cá tính sáng tạo: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,

Tú Xơng, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... Tình yêu, thứ cấm kị trong đạo đức phong kiến, vẫn lộ ra trong thơ của họ thờng là kín đáo tinh vi, nhng cũng có khi bừng bừng mãnh liệt.

Không ai chối cãi rằng đỉnh cao của thơ ca cổ điển Việt Nam là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc

Truyện Kiều. Nhng đó là những tác phẩm nh thế nào? Sẽ là một sai lầm đáng tiếc trong tiếp nhận nghệ thuật nếu hiểu rằng hai tác phẩm đầu chỉ là lời than khóc của một ngời chinh phụ xa chồng và lời oán trách của một ngời cung nữ bị nhà vua ruồng bỏ, nghĩa là những thứ tình cảm nặng màu sắc phong kiến hoặc nhi nữ thờng tình đáng phê phán. Không có những rung động thực do tình yêu đem lại - một tình yêu đằm thắm khát khao hạnh phúc -, không thể viết những vần thơ lay động nh thế. Còn Truyện Kiều của Nguyễn Du, nh chúng ta biết, trớc hết là một bản tình ca lớn mà về nghệ thuật sau này không có ai vợt nổi.

Đối với các khúc ngâm và truyện thơ, dĩ nhiên, chúng tôi phải dùng biện pháp trích tuyển. Chúng tôi cố chọn những đoạn hay nhất mà ngời đọc ngày nay có thể thởng thức dễ dàng, không nhất thiết phải gắn liền với những tình huống cụ thể trong câu chuyện và không cần kèm theo những chú thích rờm rà.

Trong giai đoạn này còn có khá nhiều truyện thơ khác về tình bạn, tình yêu, nhng chuyện hay mà thơ không hay, thành ra chúng tôi cũng đành phải để lại.

* * *

Phần lớn nhất trong cuốn sách này dành cho đề tài tình bạn và tình yêu trong thơ hiện đại. Điều này dễ hiểu về mặt lịch sử và về mặt nghệ thuật. Từ sau 1930, văn chơng Việt Nam trải qua một thời đại "Phục hng" thực sự, theo kiểu riêng của mình. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng cá nhân là những dòng thác khác nhau, nhng ào ạt chảy về một phía, chụm lại thành sức mạnh, lật nhào chế độ cũ và đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa của xã hội Việt Nam. Trải qua mấy chục năm chiến đấu ngoan cờng, chúng ta đi vào thế giới ngày nay: thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cùng nhịp bớc theo lịch sử, thơ Việt Nam nở rộ. Trong vờn thơ rực rỡ đó, những bài thơ về tình bạn, tình yêu là những đóa hoa đậm sắc, bền hơng, không thể bỏ qua. Vì đây chính là thời đại mà chúng ta đang sống nên xin miễn cho chúng tôi những lời bình không cần thiết. Xin hãy tự mình đọc lấy phần hiện đại trong tập thơ này. Thật phong phú và đa dạng. Thật da diết và khỏe mạnh. Thật sôi nổi và lắng sâu.

* * *

Về cấu trúc, sách này chia ra làm ba phần, theo ba nguồn tuyển chọn nh trên kia đã trình bày.

Trong phần Thơ cổ điển, sau các bài thơ riêng lẻ là các đoạn trích từ các khúc ngâm và truyện thơ. Cách sắp xếp ở đây tuân theo trình tự thời gian.

Các tác giả trong phần Thơ hiện đại đợc sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái tiếng Việt căn cứ vào tên ngời hoặc bút danh quen thuộc. ở đây có sự phân chia ra hai thời kỳ (1930-1945 và 1945-1985), vì tuy cùng viết về một đề tài, nhng hơi thơ lại khác, nên không thể nào xếp chen nhau.

Trong quá trình làm sách, nhận lời của Nhà xuất bản Giáo dục, nhiều nhà thơ đã gửi bài cho nhóm biên soạn. Sự hởng ứng nhiệt tình này đã đóng góp vào thành công của tập thơ. Nhân đây chúng tôi xin gửi tới các bạn lời cảm ơn chân thành.

Chúng tôi thực sự bối rối khi phải chọn bài để đa vào tuyển tập. Rất tiếc là vì khuôn khổ của sách, chúng tôi không thể quá tham lam. Nhiều bài thơ hay và nhiều tác giả khác phải tạm gác lại. Chúng tôi rất mong đợc các nhà thơ lợng thứ và bạn đọc thông cảm.

* * *

tay bạn. Nó dành riêng cho lứa tuổi thanh niên đang học ở các trờng khác nhau, khi mà tình bạn và tình yêu đang có thể là tâm t sôi động của từng ngời. Nó cũng có thể gây hứng thú cho bạn đọc rộng rãi, thuộc các lứa tuổi khác nhau. Mong rằng nó sẽ đem lại cho bạn một niềm vui. Lớn hay nhỏ, tùy ngời. Nhng chắc chắn phải là niềm vui và sức mạnh. Hãy tự nghiệm ra điều đó khi đọc cuốn sách này. Và xin chúc bạn thành công trên con đờng đi đến với Tình bạn và Tình yêu...

Nguyễn Đức Nam

Từ cô Kiều đời thờng trong nguyên tác đến nàng Kiều khuê các của Nguyễn Du

Ai cũng biết cô Kiều từ Kim Vân Kiều truyện bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân tái sinh thành nàng Kiều trong Truyện Kiều bằng thơ của Nguyễn Du, nhng ít ai để ý đến tính cách khác nhau giữa hai nhân vật ấy - có thể gọi nh thế qua sự gia công biến cải của thi hào Nguyễn Du, ngời tiếp thu và chuyển thể.

Kim Vân Kiều truyện, cô Kiều tuy là con gái một viên ngoại nơi đế đô Bắc Kinh, "thông thi th, thích âm nhạc, nghiện hồ cầm" nhng gia cảnh không d dật, càng không phải một tiểu th khuê các. Cô là con gái đầu lòng với đầy đủ những nết đảm đang, tháo vát, quán xuyến mọi việc nhà thay cha mẹ. Gặp cơn gia biến, chính cô nhanh chóng quyết định bán mình chuộc cha. Cô là ngời chủ chốt lo đối phó với bọn công sai, biết nhờ ngời lo liệu giấy tờ chu toàn, ổn thỏa cho cha và em trai thoát khỏi gông cùm tù ngục. Cô biết thu xếp việc nhà là việc riêng đạt tình, thấu lý: trong lúc gia đình khốn đốn, cô còn đủ tỉnh táo, khôn ngoan, sành sỏi, nhờ viên lại già họ Chung m - ợn cân về cân lại số bạc mua ngời của Mã Giám Sinh: "Ngời khách họ Mã xem xong (Giấy tờ tình nguyện bán Kiều của Vơng ông Vơng bà, Vơng Quan), liền gọi ngời hầu lấy bạc ra trả 450 lạng. Thúy Kiều nhờ công sai họ Chung đến tiệm bán tơ lựa mợn một cái cân, cân từng gói một, thấy thiếu mất năm lạng, Thúy Kiều nói:

"- Mấy lạng này lẽ ra tôi không nên đòi thêm cho đủ, nhng tôi bán mình vì cha, không thể không rõ ràng minh bạch nh vậy đợc.

Ngời họ Mã phải bù thêm cho đủ số" (Kim Vân Kiều truyện, hồi 5, Nxb Văn nghệ gió xuân, Liêu Ninh, 1986). Cũng ở Kim Vân Kiều truyện, giờ tuất ngày hai mơi mốt, khi để cho Sở Khanh bắc thang trèo qua cửa sổ vào phòng, Kiểu đã bị hắn vòi vĩnh trớc khi đa cô "đi trốn"...

Chẳng chỉ riêng Thúy Kiều mà Kim Trọng cũng là một chàng trai "đời thờng" với tâm lí muôn thuở "hoa thơm hái cả cụm". Ngay lần đầu gặp hai nàng, chàng mất hồn vì nhan sắc của cả hai đến nỗi thầm thề rằng: "Ta mà không lấy đợc cả hai nàng làm vợ thì suốt đời chẳng lấy ai nữa".

Những tình huống, sự việc, tâm trạng diễn biến phù hợp với lôgic đời thờng, của những con ngời bằng da bằng thịt trong xã hội nh một vài trích đoạn trên đây, Nguyễn Du đều lợc bỏ khi chuyển thể, nhất là nhân vật chính, khi bớc vào trang thơ ông họ đều trở thành khuê các, hòa hoa phong nhã. Cảnh, vật, nhất là ngôn ngữ thuật truyện cũng đợc tác giả bỏ nhiều công sức trau truốt để tôn thêm vẻ đẹp cho nhân vật. Trong văn xuôi, Kim Trọng là "một th sinh khăn bay áo mầu cỡi ngựa xa xa tiến lại. Vơng Quan nhận ra là bạn đồng môn Kim Trọng nhng không biết bạn cố ý theo tìm đến đây. Sợ hai bên chạm mặt, Vơng Quan vội bảo:

- Anh Kim đến kìa, mau lánh đi!

Thúy Kiều nghe nói ngớc mắt nhìn lên,m thấy Kim Trọng phong lu phóng khoáng, nho nhã, linh lợi, cỡi ngựa tới trớc mộ bèn cùng Thúy Vân lảng ra sau mộ" (hồi 1).

Tới Nguyễn Du, cũng cảnh cũng ngời ấy nhng đợc thêm thắt để trở thành cảnh thơ mộng biết bao!

... Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần Trông chừng thấy một văn nhân, Lỏng buông tay khấu bớc làn dặm băng,

Sau chân theo một vài thằng con con, Tuyết in sắc ngựa câu dòn, Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.

Nẻo xa mới tỏ mặt ngời, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bớc dặm xanh,

Một vùng nh thể cây quỳnh cành dao, Chàng Vơng quen mặt ra chào,

Hai Kiều e lệ nép vào dới hoa.

Sự biến cải, lựa chọn, sáng tạo nên trên đây tất nhiên do quan điểm nghệ thuật thẩm mĩ của Nguyễn Du, của thời đại Nguyễn Du. Nhà thơ cũng nh nhiều tác giả chuyển thể tiểu thuyết Trung Quốc khác, từ Nguyễn Hữu Hảo (? - 1713) với Song Tinh Bất Dạ, Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) với Truyện Hoa tiên, tới Lý Văn Phức (1785 - 1849) với Ngọc Kiều Lê, Truyện Tây Sơng v.v... đều có chung mạch cảm hứng về loại đề tài thờng gọi là "tài tử giai nhân", cốt truyện chủ yếu là tình yêu đầy trắc trở của những trai tài gái sắc "trớng rủ màn che, hào hoa phong nhã", song cuối cùng trúc mai vẫn sum họp trong đạo lý hiếu trung trọn vẹn. Sự biến cải và lựa chọn đó còn do đặc điểm thể loại quyết định. Thơ dù là tự sự, phản ánh cuộc đời song không cần và không bao giờ miêu tả trần trụi, đầy đủ, chi tiết... nh văn xuôi.

Con tim nhức nhối của Nguyễn Du cũng đã thổ lộ tinh cảm nồng nàn với nàng Kiều của ông. Ngôn ngữ thơ và những biến cải đầy sáng tạo của ông khiến cho nàng Kiều khuê các khờ dại, cả tin giành đợc mối đồng cảm sâu sắc nơi bạn đọc hơn một cô Kiều sắc sảo, khôn ngoan trong nguyên tác văn xuôi rất nhiều. Đó chính là thành công lớn của Nguyễn Du, là nguyên nhân cắt nghĩa tại sao bạn đọc Việt Nam khi đã đọc Truyện Kiều rồi thì không muốn đợc Kim Vân Kiều truyện nữa, trừ phi là ngời nghiên cứu.

Phạm Tú Châu

Đọc văn chơng

Đọc văn chơng là một vấn đề đang đợc đặt ra và thảo luận sôi nổi trong giới phê bình, nghiên cứu văn học trên thế giới. Lúc này, trên Trái Đất, cũng có hàng triệu ngời đọc văn chơng, đọc ở nhà trờng, trong nhà, ngoài đ- ờng, trong th viện, trên xe hoa, mêtơrô Từ x… a, ngời ta đã đọc; đặc biệt từ giữa thế kỷ XV, với việc phát minh máy in của Gutenberg, số ngời đọc văn chơng tăng gấp bội; và đến thế kỷ XX, nhất là từ sau Đại chiến II, trên hành tinh chúng ta, ở các nớc tiền tiến, hầu nh ai cũng đọc văn chơng. Thế nhng, chỉ cách đây vài chục năm, đọc văn chơng mới trở thành một khoa học đợc bàn luật triệt để. Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ này, các nhà nghiên cứu tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về vấn đề này (ở Pháp, đáng chú ý, là Hội nghị Ceresy - la Salle và hội nghị Reims). Các vấn đề lớn đợc thảo luận, nhiều khi gay gắt: Đọc văn chơng là gì? Ai đọc? Đọc gì? Đọc thế

Một phần của tài liệu những bài văn mẫu lớp 10 tuyển chọn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w