Bảolãnh của ngân hàng với tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng(LICOGI)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 30 - 33)

tầng(LICOGI)

2.1. Sơ lược về tổng công ty:

Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng hay còn goi là tổng công ty Licogi.

Địa chỉ: Nhà G1- Thanh Xuân Nam- Quận Thanh Xuân Nam- Hà Nội - Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh: Thi công, xây lắp các công trình xây dựng hạ tầng.

Tổng công ty bao gồm 12 công ty thành viên. Đó là các công ty cơ giới và xây lắp số 9,10,12,13,14,15,17; các công Xây dựng số 18,19,20; công ty cơ khí Đông Anh, công ty vật tư sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh.

Đại diện công ty : Ông Đỗ Mưu- Chủ tịch Hội đồng Quản trị. *Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bao gồm:

- Quyết định thành lập công ty số 998/BXD-TCCB- 20/11/1998 - Quyết định đổi tên số 739-BXD- TCLĐ- 21/9/1999

- Quyết định Tổng Giám đốc số 1013/BXD-TCLĐ - 05/12/1998. - Quyết định kế toán trưởng số 192/BXD- TCLĐ- 03/02/1999. - Đăng ký kinh doanh số 110724 09/05/1999.

-Giấy phép kinh xuất nhập khẩu số 1.18.1021/GP 27/05/1999. - Giấy phép hành nghề xây dựng số 134- 22/05/1999.

- Điều lệ tổng công ty 457/BXD-TCCB- 29/04/1999.

Tổng công ty là khách hàng của chi nhánh từ những năm 80, và là khách hàng bảo lãnh từ năm 1998 khi chi nhánh bắt đầu tiến hành nghiệp vụ này.Tổng công ty có tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng nhưng còn có tài khoản tại ngân hàng khác như: Ngân hàng công thương Ba Đình, Ngoại thương,Ngân hàng công thương Thanh Xuân...Khi tổng công ty là khách hàng của ngân hàng thì các công ty thành viên cũng giao dịch với ngân hàng.

Một số món bảolãnh của tổng công ty từ đầu cho đến 25/5/1999 là: Bảo lãnh dự thầu và thi công

công trình. Số tiền USD Số tiền TrVNĐ Thời gian bảo lãnh. - Thi công công trình Hn

Club

- Thi công CT NMXM Hòn Chông.

- tiền ứng trước TC CT Nôi Bài

-Thi công công trình Nội Bài - Thi công Ct Mỳ Cái Lân -Thi công CT phần thân HN Club

-San nên nhà máy ôtô Ford -Đấu thầu đài phát sóng Bắc

65.680 52.113 150.853 50.284 151.734 66.171 14.848 200 3/1998-7/1999 01/1999-08/1999 10/1998-08/1999 02/1999-07/2000 02/1999- 07/2000 04/1999-04/2000 04/1999-04/2000 04/1999-05/2000

Bộ

Tổng số 551.683 200

Trong năm 1998- 1999 bảo lãnh của tổng công ty chủ yếu là bảo lãnh dự thầu chỉ một phần nhỏ là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền ứng trước. Doanh số phát sinh bảo lãnh còn nhỏ.

Tình hình bảo lãnh của ngân hàng với tổng công ty Licogi qua các năm: Đơn vị : Triệu đồng Loại bảo lãnh Năm

1999 Năm 2000 n Năm 2001 Quý 1/2002 Bảo lãnh dự thầu 4963 0 7754 14.321 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1897 0 4112 7775 Bảo lãnh tiền ứng trước. 56 0 2111 4230 Bảo lãnh bảo hành công trình. 0 0 253 1.174 Tổng số 6897 0 14230 27.500

Licogi và một số tổng công ty(TCT) khác được chính phủ cho phép các ngân hàng bảo lãnh quá 10% tổng mức bảo lãnh. Vì là khách hàng truyền thống của ngân hàng nên TCT được phép bảo lãnh ký quỹ 5% nhưng được lấy khoản dư tiền gửi bình quân . Năm 1998 và 1999 TCT là khách hàng của ngân hàng, trong năm 1999 doanh số bảo lãnh của TCT là 6.897 triệu đồng chiếm tới 22% là một trong các khách hàng bảo lãnh lớn nhất của ngân hàng. Trong năm này, TCT được ngân hàng cho phép bảo lãnh tín chấp.

Năm 2000 ngân hàng thực thi chính sách các khách hàng đều phải ký quỹ 100%, quyết định này gây khó khăn cho TCT do số phát sinh bảo lãnh qua lớn TCT chuyển sang bảo lãnh tại ngân hàng khác cùng với tất cả các công ty thành viên.

Năm 2001, ngân hàng lại cho phép TCT bảo lãnh đảm bảo bằng số dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng theo mức bảo đảm 5%. Số dư này của TCT tại ngân hàng năm 2001 là 7,2 tỷ đồng.Doanh số bảo lãnh của TCT tăng lên tới 14.230 triệu đồng .

Ngày 19/8 năm 2001 TCT và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký một hợp đồng nguyên tắc về cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Trong hợp đồng này quy định Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ đảm bảo cung cấp cho TCT số vốn lưu động là 250 tỷ và bảo lãnh số tiền 200 tỷ , TCT cam kết bảo đảm nợ vay bằng tiền gửi tại ngân hàng và số tiền chuyển về từ các hợp đồng thi công chỉ định.Vì vậy từ 19/8/2001 đến 30/6/2002Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội bảo lãnh cho TCT theo hợp đồng trên.

Trong quý 1 đầu năm 2002, doanh số bảo lãnh của TCT là 27.500 triệu đồng tăng gần gấp đôi doanh số cả năm 2001. Số dư bảo lãnh của TCT cuối quý 1là 34,6 tỷ đồng.

Trường hợp bảo lãnh ngân hàng với TCT Licogi là một trường hợp khá đặc biệt nó không phán ánh tình hình bảo lãnh nói chung của ngân hàng.Đâylà khách hàng bảo lãnh lớn nhất của ngân hàng và thành công nhất hiện nay. Tuy nhiên đưa ví dụ này ra tôi chỉ muốn chững minh rằng : Có rất nhiều nhân tố tác động tới chính sách khách hàng của ngân hàng mà ngân hàng không cẩn trọng sẽ bị mất khách. Ngân hàng cần cùng với khách hàng tháo gỡ các khó khăn để đôi bên cùng có lợi. Và sự tăng trưởng vượt bậc của doanh số bảo lãnh của TCT từ sau khi được bảo lãnh theo hạn mức thường xuyên cho thấy một hướng tháo gỡ cho sự phát triển công tác bảo lãnh tại ngân hàng . Đó là xây dựng hạn mức bảo lãnh thường xuyên cho các khách hàng có phát sinh bảo lãnh thường xuyên tại ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Những vấn đề tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 30 - 33)