1. Đối với Chính phủ:
- Mục đích cho sinh viên vay tiền là để giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình và bản thân, giúp sinh viên tập trung vào việc học, do đó muốn quản lý tốt lượng ngân sách đổ ra để nuôi dưỡng nhân tài, cần có chính sách cụ thể hơn và nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình. Biện pháp này nhằm đảm bảo tính bình đẳng khách quan và góp phần nâng cao hiệu quả chính sách.
- Cần có đề án về quy trình thu hồi vốn được áp dụng đồng bộ cho năm học tới; quy chế thông tin, phần mềm quản lý thông tin cho chương trình.
- Đặt ra yêu cầu về thành tích học tập sau khi vay vốn so với trước đó, nếu không đạt “chuẩn” sẽ bị tạm cắt cho vay, không có tiến bộ thì sẽ cắt hẳn và truy thu cả vốn và lãi”. Sinh viên được cho vay khi kết quả học kỳ đầu đạt học lực khá trở lên. Điều này nếu có thông báo từ trước sẽ kích thích được sự cố gắng của sinh viên.
- Nhà trường phải tiến hành xét những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có học lực khá giỏi rồi trình lên Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng sẽ cho vay bằng cách chuyển tiền từ ngân hàng vào tiền học phí của sinh viên. Như vậy, thủ tục rất nhanh gọn. Việc trả nợ nhà trường phải nắm vai trò trung gian, chắc chắn nhà trường sẽ có trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo của mình nếu muốn việc thu hồi vốn được nhanh gọn.
- Đầu tư cho trường công nhiều, dàn trải, không có định hướng thì sẽ không hiệu quả do nguồn ngân sách có hạn vì vậy cần tập trung đầu tư nhiều cho những ngành khoa học cơ bản và nghiên cứu….
- Học tập kinh nghiệm quản lý ngân sách, thu hồi vốn của nước ngoài. - Hiện nay, ngân sách nhà nước (ngân sách công) vẫn còn là nguồn tài chính chủ yếu để hỗ trợ cho giáo dục đại học trong phần lớn các nước, nó đang được chuyển tải trong những kênh mới và ngày càng được bổ sung bằng các nguồn lực khác. Các trường đại học Việt nam chắc chắn cũng sẽ phải theo xu thế mới này, điều này cũng đồng nghĩa với sự năng động sáng tạo của lãnh đạo các trường đại học và đây cũng là điều kiện để dễ thực hiện và hướng đến sự công bằng trong giáo dục nói riêng, công bằng xã hội nói chung.
- Nhà nước có một cơ quan độc lập lo việc này và chấp nhận một mức “thất thoát” nào đó trong việc thu hồi nợ... Tất nhiên, bên cạnh chương trình cho sinh viên vay vốn vẫn phải tiếp tục duy trì những giải pháp tài trợ sinh viên truyền thống đã có lâu nay.
- Có thể kéo dài thời gian trả nợ cho nợ cho sinh viên khó khăn về việc làm thu nhập còn thấp.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và đào tạo và Ngân hàng Chính sách xã hội tạo việc làm cũng như chính sách trả nợ tín dụng để nó không trở thành gánh nặng của học sinh, sinh viên và gia đình.
Trong giai đoạn tới, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền để triển khai tốt hơn. Các bộ, ngành có liên quan cũng như Ngân hàng Chính sách xã hội cần nỗ lực để hoàn thành tốt mục tiêu, tạo nên đội ngũ trí thức có tay nghề, đảm bảo không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì không đủ kinh phí.
2. Đối với người vay vốn:
- Có tinh thần nghĩa vụ với khoản vay nợ.
- Có tinh thần học tập, phấn đấu, chủ động tìm kiếm việc làm có thu nhập thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc và trả nợ đúng hạn quy định.
- Khai báo thông tin đúng sự thật về hoàn cảnh gia đình, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hợp lý.
3. Cho tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa giáo dục đại học
Hầu hết các nước trên thế giới đều cho tư nhân tham gia vào việc cung cấp hàng hóa giáo dục, nhưng chỉcó ở việt nam các trường học tư được thu học phí tự do, hoạt động theo luật doanh nghiệp do đó họ luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận như vậy mặc dù để trường học tư tham có nhiều mặt tích cực nhưng sẽ không có tính phân phối lại thu nhập nữa, giáo dục trở thành hàng hóa tư. Để khắc phục điều này đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục chính phủ nên để cho trường tư tham gia nhưng cần quy định giá trần học phí.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đầu tư trong giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng trong số nhiều các chiế n lược quan trọng khác để phát triển giáo dục. Vai trò của việc cho vay và được vay là rất cần thiết, giữ một vai trò trung tâm bằng cách thúc đẩy đối thoại chính sách và chia sẻ tri thức, việc hỗ trợ cải cách thông qua chương trình và dự án cho vay, và khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội…
1. Tăng cường hội nhập: Những gì chúng ta cho rằng là mới mẻ
nhưng thực ra, các nước trên thế giới đã “đi qua” rồi. Hãy hội nhập, tăng cường quan hệ quốc tế để trao đổi giao lưu, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất, phù hợp nhất. Ngân hàng Thế giới có lợi thế trong việc quan hệ với các cơ quan tài trợ khác trong việc hỗ trợ chính sách với khách hàng. Ngân hàng Thế giới sẽ ưu tiên cho các chương trình và các dự án có thể phát triển tích cực và đổi mới, tăng cường khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển năng lực trong việc chọn lựa chương trình cho vay, họ khuyến khích sự công bằng các cơ chế (scholarships và các khoản cho vay cho sinh viên), tạo ra và hỗ trợ các cơ hội cho sinh viên, tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực…
2. Tăng cường hoạch định các chương trình chiến lược, chính sách phù hợp cho các nhóm đối tượng sinh viên rất khác nhau, nhiều vùng miền,
quy định về đầu vào (chính sách tuyển sinh) của các nhóm đối tượng, khu vực khác nhau để thực hiện công bằng xã hội.
3. Giảm nghèo thông qua việc phân phối và phân phối lại. Giáo dục đại
học có thể mang lại các cơ hội và những sự lựa chọn thích hợp cho sinh viên.
4. Tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường.
Vấn đề tự chủ trong các mặt hoạt động nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng là hết sức cần thiết, nhưng phải gắn liền với việc tự chịu trách nhiệm! Mối quan hệ giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hết sức cần thiết, hợp lý và lẽ ra nên có từ lâu. Đặc biệt, hiện nay, khi mà có quá nhiều trường gặp những bất cặp về tài chính, cả về nguồn ngân sách và tự tạo.Quan điểm thì tuyệt vời, tuy nhiên, cách làm lại rất quan trọng, có khi nó quyết định thành công việc thực hiện những ý tưởng vô cùng tốt đẹp đó.
5. Tất cả những chiến lược, chính sách, giải pháp đều bắt nguồn từ
thực tiễn cuộc sống đầy sinh động. Để có giải pháp đổi mới chính sách tài chính của GDĐH, trong đó có vấn đề vay vốn cho sinh viên, những thông tin từ các cơ sở giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết, xem như là bắt buộc. Thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều chính sách, chế độ, cao hơn nữa là các nghị định, luật,… “chạy theo” thực tiễn khá vất vả cho cả người hoạch định chế độ chính sách và cũng quá mệt mỏi cho người thực hiện. Nếu không bắt đầu từ thực tiễn, những điều dễ dàng có khi trở nên rất phức tạp.
6. Cuối cùng, để những chính sách, chế độ, chương trình dự án… rất
hay và rất có ý nghĩa này (chẳng hạn chương trình cho vay vốn) được thực hiện, triển khai có hiệu quả, vấn đề “cách thức triển khai”, “con người triển khai”… cần phải chú ý. Những gì cụ thể nhất (con người, cách làm) mặc dù không phải là quan trọng nhất (so với công tác hoạch định, đưa ra chủ trương đường lối đúng đắn) nhưng nếu không quan tâm thì những điều hay lẻ phải đó không dễ đi vào cuộc sống. Thực tế đã minh chứng điều đó.
KẾT LUẬN
Có thể coi tín dụng sinh viên, học sinh là một chính sách đầu tư có chiều sâu, đầu tư dài hạn của Nhà nước để phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài. Một mặt, nó giúp đào tạo một lượng lớn cán bộ, công nhân có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác quan trọng hơn, chủ trương này đã giúp cho một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp có được sự bình đẳng về học tập, giúp họ có đủ kinh phí để theo học các bậc học khác nhau kể cả đào tạo nghề để có thể có một việc làm ổn định, thoát khỏi nghèo đói.
Như vậy, để đánh giá thành công của chương trình tín dụng cho sinh viên nghèo vay vốn học đại học cần đặt tiêu chí “tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học” cao nhất với người nghèo, với kỳ vọng vào ngoại tác tích cực trong tương lai và nó không giống như một chương trình cho vay của “ngân hàng thương mại”.
Tín dụng học sinh, sinh viên là chính sách có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội hợp lòng dân và mang tính nhân văn sâu sắc. Đồng thời chính sách này còn tạo ra sự gắn kết kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Joseph Stiglitz (1995). Kinh tế học công cộng. Bản dịch tiếng
Việt của Đại học Kinh tế Quốc dân. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
2. Vũ Huy Từ, Lê Chi Mai, Vũ Kim Sơn (1998). Quản lý khu vực công. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
3. Phạm Đức Chính, Nguyễn Tiến Dũng (2004). Giáo dục đại học Việt Nam: Góc nhìn lý thuyết kinh tế - tài chính hiện đại. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
4. Bộ Tài chính (2005). Tài chính công. Nxb Chính trị quốc gia
5. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2005). Giáo trình quản lý tài chính công. Nxb Tài chính.