Tình hình hoạt động cho thuê tại công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTTC TẠI CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 31 - 37)

Qua thời gian hơn 5 tháng hoạt động, cuối năm 2006, tổng dư nợ cho thuê của công ty đạt 37.043 triệu đồng. Đây là kết quả nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo và nhân viên công ty trong thời gian đầu mới thành lập còn không ít khó khăn.

Xét theo đối tượng khách hàng, khách hàng công ty cho thuê chủ yếu là công ty cổ phần và công ty TNHH. Cho thuê đối với cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Các khách hàng này chủ yếu là khách hàng có quan hệ tín dụng với Sacombank hoặc do nhà cung cấp giới thiệu.

Bảng 2.5 Dư nợ cho thuê phân theo đối tượng khách hàng: Đơn vị tính: triệu đồng Loại khách hàng Số tiền (31/12/2006) % Công ty cổ phần 20.985 57 Công ty TNHH 13.484 36 Cá nhân 2.047 6

Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

cá thể 527 1

Tổng 37.043 100

Nguồn: Sacombank Leasing

Biểu đồ 2.2 Dư nợ cho thuê phân theo đối tượng khách hàng

Dư nợ cho thuê phân theo đối tượng khách hàng

1% 57% 36% 6% Công ty cổ phần Công ty TNHH Cá nhân DNTN, hộ kinh doanh cá thể

Nguồn: Sacombank Leasing

Có thể thấy rằng năm 2006, đối tượng khách hàng là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hoạt động cho thuê của công ty với 57%, tương ứng với 20.985 triệu đồng. Tiếp đó là công ty TNHH với 36%. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ lệ dư nợ thấp nhất (1%). Như vậy đối tượng thuê của công ty còn chưa đa dạng, chưa có quan hệ giao dịch cho thuê với thành phần khách hàng như: doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty có vốn nước ngoài…Do đó, doanh số cho thuê và dư nợ cho thuê chưa cao.

Xét theo ngành kinh doanh, khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính chiếm đa số trong tổng dư nợ cho thuê của công ty và thấp nhất là ngành gốm - thủ công mỹ nghệ.

Bảng 2.6 Dư nợ cho thuê phân theo ngành Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Số tiền (31/12/2006) % Tài chính 22.867 62 Dệt may 6.771 18 Giày dép 2.215 6 Xây dựng 968 3 In, bao bì 843 2 Thương mại 805 2 Gốm, thủ công mỹ nghệ 527 1 Khác 2.047 6 Tổng 37.043 100

Nguồn: Sacombank Leasing

Dư nợ cho thuê phân theo ngành của công ty là không đồng đều. Dư nợ cho thuê ngành tài chính là cao nhất, chiếm 62% tổng dư nợ cho thuê, tương ứng với 22.876 triệu đồng. Trong khi đó, dư nợ ngành dệt may cao thứ nhì cũng chỉ đạt 18%, tức là 6771 tỷ đồng. Các ngành như giày dép, xây dựng, in- bao bì, thương mại… chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động cho thuê của công ty.

Công ty chưa có khách hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực vận tải, cơ khí hay đồ gỗ nội thất thuê tài chính.

Việc tập trung vào cho thuê một nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính đem lại cho công ty không ít rủi ro. Lĩnh vực tài chính vốn nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, thì rủi ro của nó lại càng không nhỏ.

Biểu đồ 2.3 Dư nợ cho thuê phân theo ngành Dư nợ cho thuê phân theo ngành

Thương mại: 2% Xây dựng: 3% Ngành khác: 6% Giày dép: 6% Dệt may: 18% Gốm, thủ công mỹ nghệ: 1% In, bao bì: 2% Tài chính: 62%

Nguồn: Sacombank Leasing

Xét theo loại tài sản, công ty cho thuê tài sản chủ yếu là phương tiện vận chuyển và tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh như các máy móc chuyên dụng trong văn phòng, ngành dệt, in…

18% 82%

Phương tiện vận chuyển Máy móc thiết bị

Dư nợ cho thuê phân theo tài sản cho thuê Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho thuê phân theo tài sản cho thuê

Bảng 2.7 Dư nợ cho thuê phân theo tài sản cho thuê

Đơn vị tính: triệu đồng

Loại tài sản Số tiền (31/12/2006) %

Máy móc thiết bị 6.668 18

Phương tiện vận chuyển 30.375 82

Tổng cộng 37.043 100

Nguồn: Sacombank Leasing

Phương tiện vận chuyển là xe ô tô, xe tải…dùng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Giới hạn dư nợ lớn nhất cho phép đối với một khách hàng tại công ty là 45.000 triệu đồng. Như vậy, khả năng cho thuê của công ty còn khá lớn.

Nguồn vốn cho thuê của công ty được hình thành từ: vốn tự có là 150.454 triệu đồng, huy động tiền gửi là 10.172 triệu đồng, và từ nguồn khác là 5.350 triệu đồng. Như vậy có thể thấy nguồn hình thành vốn cho thuê của công ty còn hạn chế, chủ yếu là từ vốn tự có. Điều này sẽ gây hạn chế đối với khả năng cạnh tranh của công ty trong hoàn cảnh như hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên thế giới, CTTC đã ra đời từ lâu và nhanh chóng phát triển thành kênh tài trợ vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp với những đặc tính ưu việt. Từ hình thức sơ khai ban đầu là cho thuê thuần đến nay CTTC đã có nhiều phương thức cho thuê khác nhau, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư đa dạng của doanh nghiệp.

Từ những điều kiện khách quan thực tế ở Việt Nam, năm 1995 CTTC ra đời ở nước ta. Mặc dù CTTC đã xuất hiện ở nước ta hơn 10 năm nhưng đến nay CTTC vẫn còn xa lạ đối với một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Với vai trò và lợi ích thiết thực của mình, CTTC thực sự là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao. Hiện nay cả nước có 11 công ty CTTC. Tất cả các công ty này đều là thành viên của Hiệp hội CTTC Việt Nam. Sự ra đời của Hiệp hội là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của thị trường cho thuê của Việt Nam.

Thấy được tìm năng của thị trường, tháng 7/2006, Sacombank Leasing ra đời góp phần vào sự mở rộng của hoạt động này. Sau thời gian 5 tháng hoạt động, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công ty đã thu hút một lượng khách hàng là các công ty TNHH, công ty cổ phần thuê phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh. Ngoài nghiệp vụ cho thuê, công ty còn huy động vốn từ tiền gửi từ 13 tháng góp phần tăng nguồn vốn cho thuê. Sự phát triển của thị trường cho thuê trong thời gian qua tạo ra nhiều triển vọng phát triển cho hoạt động của công ty sắp tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTTC TẠI CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 31 - 37)