Như đã đã phân tích việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa rất to lớn với NHTM, doanh nghiệp và nền kinh tế. Yêu cầu phải nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu thường xuyên đối với các NHTM.để làm tốt điều này, trước hết phải xem xét các nhân tố chung và các đặc thù ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Có thể phân nhóm các nhân tố này như sau:
2.4.1. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng.
Sở dĩ cần phải xem xét nhân tố này đầu tiên là do đây là nhân tố có tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhân tố sau:
Năng lực của khách hàng.
- Tiềm lực tài chính: Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu vốn tự có, hệ số tự tài trợ, hệ số nợ, mức độ phù hợp của cơ cấu tài sản, khả năng thu hút vốn của các thị trường tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời hàng năm… Có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp vay vốn sẽ được ngân hàng xem xét và nâng cao vị thế tín dụng , dễ dàng hơn trong việc thoả thuận với ngân hàng về các khoản vay và các dịch vụ tài chính khác, cũng như doanh nghiệp có thể sắp xếp và thực thi kế hoạch trả nợ một cách đẩy đủ và đúng hạn.
- Triển vọng kinh doanh : Thông thường khi doanh nghiệp đưa vốn của ngân hàng vào
kinh doanh thì nguồn trả nợ và lãi vay chính là doanh thu và hiệu quả kinh doanh . Một doanh nghiệp đang trong tình trạng thị phần bị thu hẹp, nguồn cung cấp đầu vào không ổn định, hoạt động của ngành có xu hướng biến động theo hướng xấu… sẽ làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ cho ngân hàng sẽ không được bảo đảm.Ngược lại, ngân hàng sẽ mạnh dạn trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp , vì trong trường hợp đó, ngân hàng có thể xác định được tín dụng cấp cho khách hàng là có chất lượng hay không.
- Năng lực quản lý: Trình độ nhân viên của doanh nghiệp vay vốn, xem xét thực trạng, triển vọng kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xuất phát từ yêu tố con người. Một doanh nghiệp thiếu năng động trong kinh doanh , bị động trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh , thay đội ngũ nhân viên không có trình độ, thiếu kỷ luật… thì khó có thể đạt được kết quả tốt trong kinh doanh . Điều này đồng nghĩa với việc vốn vay ngân hàng không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp , làm chất lượng tín dụng của khoản vay giảm đi.
- Mức độ đảm bảo tín dụng : Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay của các NHTM luôn đề cập đến vấn đề đảm bảo tín dụng, mà cụ thể là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh cho khoản vay. Xét về bảo lãnh, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có uy tín, có mối quan hệ lâu bền và rộng rãi với các đối tác của mình sẽ có thể nhận được sự bảo lãnh nhằm vay vốn của ngân hàng . Nếu bên bảo lãnh thường xuyên đảm bảo năng lực tài chính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lượng tín dụng có thể được đảm bảo. Xét về cầm cố và thế chấp, ngân hàng sẽ cho vay một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tài sản thế chấp, cầm cố. Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh , nếu doanh nghiệp có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng có thể thu đủ cả vốn lẫn lãi khi phát mại tài sản trong trưòng hợp doanh nghiệp không trả được nợ, thì khoản vay được xem là ít rủi ro và từ đó chất lượng tín dụng cũng được cải thiện.
- Đạo đức kinh doanh: Khi gặp vấn đề thông tin không cân xứng ngân hàng thường đối mặt với hai vấn đề: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Cụ thể trong số các khách hàng đến xin vay, ngân hàng không thể xác định được cho vay đối với ai tốt hơn và có khả năng thu hồi nợ cao hơn, bởi thông thường người thiếu tiêu chuẩn vay vốn lại là người sốt sắng hơn ai cả. Bên cạnh đó, sau khi xét duyệt cho vay, ngân hàng thường không xác định được mình được mức độ trung thực của các báo cáo của người vay và vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh. Người vay vốn thay vì sử dụng vốn ngân hàng theo mục đích đã cam kết trong khế ước cho vay nợ, lại có thể sử dụng của ngân hàng cho một phạm vi kinh doanh có rủi ro cao hay
các hoạt động đầu cơ, làm khả năng trả nợ của ngân hàng khi các phi vụ này thất bại là rất khó khăn.
Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn luôn thách thức đối với NHTM nhằm quản lý nâng cao chất lượng tín dụng . yếu tố này cần được xác định ngay từ đầu, bằng việc kiểm tra các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp và thẩm định bộ máy lãnh đạo, kiểm tra việc thực hiện các cam kết sử dụng vốn đúng mục đích và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng. Trong trường hợp đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là có thể chấp nhận được( đặc biệt đối với khách hàng truyền thống) thì chất lượng tín dụng cũng có thể được nâng lên. Năng lực quản lý, trình độ nhân viên của doanh nghiệp vay vốn: xem xét thực trạng, triển vọng kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xuất phát từ yếu tố con người.Thiếu năng động trong kinh doanh , thay đổi mục tiêu chiến lược khi môi trường kinh doanh thay đổi, đội ngũ nhân viên không trình độ, thiếu kỹ thuật... sẽ làm chất lượng tín dụng của khoản vay giảm đi.
Ngoài ra, các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng còn được thực hiện ở lĩnh vực huy động vốn của NHTM đặc điểm sản xuất kinh doanh , chu kỳ sản xuất vòng quay vốn lưu động, chu kỳ đổi mới tài sản cố định… sự tín nhiệm và quan hệ với ngân hàng của khách hàng , tiềm năng phát triển… là có những cơ sở để ngân hàng xem xét và huy động nguồn vốn ổn định, bền vững với chi phí vừa phải.
2.4.2. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng.
Sự phù hợp và có hiệu quả của chính sách tín dụng và các quy chế quản lý tín dụng: chính sách tín dụng của một số NHTM do ban lãnh của ngân hàng lập ra, thông qua và xem xét sửa đổi định kỳ và có thể được xem là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng , là văn bản thể hiện chiến lược và đường lối của NHTM đó trong việc thực hiện các giao dịch tín dụng đơn lẻ, cũng như chiến lược thị phần tín dụng từng thời kỳ. Trong đó có quy định về quy trình tín dụng chuẩn, về bộ máy và các đầu mối xét duyệt tín dụng , về cơ cấu và tỷ trọng dư nợ lý tưởng từng thời kỳ. Về các quy chế phân loại dư nợ nhằm quản lý rủi ro, đồng thời nó
được xem như một cuốn cầm cho người làm tín dụng trong nội bộ ngân hàng đó. Như vậy, chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp và hiệu quả là điều kiện để cán bộ tín dụng tạo ra các khoản tín dụng có chất lượng .
Năng lực cán bộ và đội ngũ cán bộ quản lý: một khoản cho vay có chất lượng đòi hỏi một đội đủ năng lực chuyên môn để đánh giá, thẩm định tài chính và kỹ thuật của dự án vay vốn, thu thập và xử lý thông tin về tình hình sử dụng vốn, tình hình tuân thủ theo quy chế để thực thi đúng quy trình tín dụng, có năng lực để tổng hợp, lượng định rủi ro sau mỗi quá trình cho vay… đồng thời kết hợp bộ máy quản lý năng động, có khả năng quyết đoán khi đối mặt với rủi ro, chỉ đạo thực thi các thủ tục tín dụng , xét duyệt tín dụng … sẽ là điều kiện rất quan trọng để có được khoản tín dụng có chất lượng.
Các yếu tố khác: uy tín của ngân hàng , tiềm lực tài chính của ngân hàng , mạng lưới và địa bàn hoạt động , cơ sở vật chất kỹ thuật, việc chấp hành các quy định thể lệ và quy chế khác.
2.4.3. Các nhân tố khách quan.
2.4.3.1. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế.
Bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất và sự phù hợp của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn với ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể. Hoạt động tín dụng ngân hàng chịu sự tác động của ngân hàng trung ương, thông qua các quy định về hạn mức tín dụng, đảm bảo tín dụng, hệ số an toàn, các vấn đề về lãi suất, quản lý ngoại hối, thanh tra kiểm soát… chừng nào sự tác động này còn mang tính can thiệp sâu sắc đến các hoạt động kinh doanh ngân hàng , chừng đó còn chưa có nhiều khoản tín dụng có chất lượng cao.
2.4.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội.
Có thể kể đến rất nhiều nhân tố như : điểm xuất phát của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính , tăng trưởng, lạm phát , thất nghiệp, điều kiện tự nhiên…